Các hoạt động của lực lượng NATO ở Libya đã trở thành địa điểm quảng cáo cho các máy bay chiến đấu của Pháp.
Bốn năm trước, Muammar Gaddafi nhà lãnh đạo của Libya đã bắt đầu đàm phán với Pháp để mong muốn có được 14 máy bay Rafale - chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của Pháp.
Giao dịch không được diễn ra, thật chớ trêu, những máy bay chiến đấu này đã trở thành vũ khí cơ bản của liên minh trong hoạt động quân sự chống lại chế độ của Gadhafi và ở đây nó đã chứng minh khả năng chiến đấu với thế giới.
Bế tắc trong xuất khẩu
Rafale là một trong những máy bay chủ lực của Không quân Pháp nhưng lại chưa bao giờ xuất khẩu được cho đến thời điểm này.
Thoả thuận để bán máy bay cho Brazil bắt đầu từ hai năm trước, ngay thời điểm đó các chuyên gia đã cho rằng rất khó thành hiện thực vì phải cạnh tranh khốc liệt với 2 dòng máy bay chiến đấu khác là F-18 của Mỹ và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.
Tuy nhiên trên thực tế thoả thuận gần như đã đạt được với sự hậu thuẫn của cựu Tổng thống Brazil, Lula da Silva với hợp đồng cung cấp 36 máy bay và giá trị lên đến 6 tỷ USD.
Nhưng sau khi lên nắm quyền, Dilma Rousseff đã thay đổi. Tổng thống hiện tại của Brazil có một chính sách xích lại gần với Mỹ và có thể sẽ ưu tiên cho các máy bay F-18 của Mỹ.
Giao dịch không được diễn ra, thật chớ trêu, những máy bay chiến đấu này đã trở thành vũ khí cơ bản của liên minh trong hoạt động quân sự chống lại chế độ của Gadhafi và ở đây nó đã chứng minh khả năng chiến đấu với thế giới.
Bế tắc trong xuất khẩu
Rafale là một trong những máy bay chủ lực của Không quân Pháp nhưng lại chưa bao giờ xuất khẩu được cho đến thời điểm này.
Thoả thuận để bán máy bay cho Brazil bắt đầu từ hai năm trước, ngay thời điểm đó các chuyên gia đã cho rằng rất khó thành hiện thực vì phải cạnh tranh khốc liệt với 2 dòng máy bay chiến đấu khác là F-18 của Mỹ và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.
Tuy nhiên trên thực tế thoả thuận gần như đã đạt được với sự hậu thuẫn của cựu Tổng thống Brazil, Lula da Silva với hợp đồng cung cấp 36 máy bay và giá trị lên đến 6 tỷ USD.
Nhưng sau khi lên nắm quyền, Dilma Rousseff đã thay đổi. Tổng thống hiện tại của Brazil có một chính sách xích lại gần với Mỹ và có thể sẽ ưu tiên cho các máy bay F-18 của Mỹ.
Pháp hi vọng cuộc chiến Libya sẽ giúp giải quyết tình trạng "không ai thèm mua" cho chiến đấu cơ tiên tiến Rafale. |
Để thay đổi tình hình không thuận lợi này, trong các cuộc hội đàm Pháp đã hứa sẽ cung cấp cho Brazil “không giới hạn về công nghệ” để duy trì và khai thác máy bay. Tuy nhiên, phía Brazil đã quyết định không mua máy bay chiến đấu và trì hoãn đưa ra trả lời cho vấn đề này đến đầu năm 2012.
Một khách hàng khác có thể mua máy bay chiến đấu Rafale là Ấn Độ, máy bay chiến đấu Rafale và Eurofighter đã được lựa chọn là hai ứng cử viên cuối cùng để đấu thầu cung cấp 126 máy bay trị giá 7,7 tỷ Euro vào cuối tháng 4/2011.
Cuộc đàm phán khác về cung cấp máy bay chiến đấu Rafale (60 chiếc) được tiến hành với UAE từ năm 2008, nhưng bất ngờ bị đình trệ trong năm qua. Thực tế là UAE có yêu cầu trang bị động cơ mạnh hơn và radar tiên tiến.
Khoảng một tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Longuet khá lạc quan khi bình luận về việc cung cấp Rafal cho UAE và “các cuộc đàm phán đang đi đúng hướng”.
Khi đề cập đến các hoạt động ở Libya, Bộ trưởng cho biết, “đến thời điểm này, các phi công của chúng tôi đã chứng minh rằng động cơ được trang bị cho Rafale là động cơ tốt”.
Trước đó, tại Triển lãm hàng không hàng năm tại Le Bourget, Thủ tướng Pháp Francois Fillon cho biết ông tự tin rằng hợp đồng mua Rafale của UAE sẽ được ký kết trong tương lai gần.
Thử nghiệm trên chiến trường
Công ty Hàng không Dassaut là nhà sản xuất của Rafale, đồng ý với quân đội rằng máy bay của họ đã thể hiện rất tốt ở Libya, nhưng về vấn đề này chưa nên đưa ra bất kỳ dự đoán nào, bởi vì các thông tin chi tiết về tiến bộ trong các cuộc đàm phán cho đến nay vẫn chưa có.
Phát ngôn viên của Dassaut Stephen Fort cho rằng: “Những khách hàng tiềm năng mua máy bay chiến đấu của chúng tôi sẽ quan tâm đến thành công của Rafale ở Libya”.
Theo nhận xét của Jean-Pierre Molni, “Quả thực là có thể ảnh hưởng đến việc giao dịch của Rafale và một số vũ khí khác của Pháp”.
Các chuyên gia lưu ý rằng các máy bay chiến đấu Rafale và trực thăng Tiger đã có công rất lớn ở Libya, đã trở thành một dấu ấn thực sự của công nghiệp quốc phòng Pháp.
Một khách hàng khác có thể mua máy bay chiến đấu Rafale là Ấn Độ, máy bay chiến đấu Rafale và Eurofighter đã được lựa chọn là hai ứng cử viên cuối cùng để đấu thầu cung cấp 126 máy bay trị giá 7,7 tỷ Euro vào cuối tháng 4/2011.
Cuộc đàm phán khác về cung cấp máy bay chiến đấu Rafale (60 chiếc) được tiến hành với UAE từ năm 2008, nhưng bất ngờ bị đình trệ trong năm qua. Thực tế là UAE có yêu cầu trang bị động cơ mạnh hơn và radar tiên tiến.
Khoảng một tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Longuet khá lạc quan khi bình luận về việc cung cấp Rafal cho UAE và “các cuộc đàm phán đang đi đúng hướng”.
Khi đề cập đến các hoạt động ở Libya, Bộ trưởng cho biết, “đến thời điểm này, các phi công của chúng tôi đã chứng minh rằng động cơ được trang bị cho Rafale là động cơ tốt”.
Trước đó, tại Triển lãm hàng không hàng năm tại Le Bourget, Thủ tướng Pháp Francois Fillon cho biết ông tự tin rằng hợp đồng mua Rafale của UAE sẽ được ký kết trong tương lai gần.
Thử nghiệm trên chiến trường
Công ty Hàng không Dassaut là nhà sản xuất của Rafale, đồng ý với quân đội rằng máy bay của họ đã thể hiện rất tốt ở Libya, nhưng về vấn đề này chưa nên đưa ra bất kỳ dự đoán nào, bởi vì các thông tin chi tiết về tiến bộ trong các cuộc đàm phán cho đến nay vẫn chưa có.
Phát ngôn viên của Dassaut Stephen Fort cho rằng: “Những khách hàng tiềm năng mua máy bay chiến đấu của chúng tôi sẽ quan tâm đến thành công của Rafale ở Libya”.
Theo nhận xét của Jean-Pierre Molni, “Quả thực là có thể ảnh hưởng đến việc giao dịch của Rafale và một số vũ khí khác của Pháp”.
Các chuyên gia lưu ý rằng các máy bay chiến đấu Rafale và trực thăng Tiger đã có công rất lớn ở Libya, đã trở thành một dấu ấn thực sự của công nghiệp quốc phòng Pháp.
Cuộc chiến Libya chưa thể giúp Rafale lấy điểm vì nó tiến vào mà không vấp phải bất kỳ máy bay đánh chặn hay tên lửa phòng không của Quân đội trung thành với Tổng thống Gaddafi. |
Molni cũng tự tin rằng các nhà nhập khẩu vũ khí thích mua những vũ khí đã chứng minh được hiệu quả thực sự trong chiến đấu.
Còn chuyên gia hàng đầu về an ninh của Viện Quan hệ quốc tế Pháp Etienne de Durand dí dỏm “Một số vũ khí đã chứng minh được hiệu quả của nó trong cuộc chiến Libya có thể được bán trên thị trường thế giới với nhãn hiệu – đã thử nghiệm trên chiến trường” và trong trường hợp này, cho đến khi chiến tranh kết thúc bạn sẽ không thể dự đoán được doanh số bán hàng.
Theo các chuyên gia, xung đột ở Libya chưa hẳn đã tạo ra các thị trường xuất khẩu mới cho Rafale nhưng sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán đang diễn ra. Các máy bay chiến đấu Pháp đã vào tầm ngắm của các nước Thụy Sĩ, Bulgaria, Hy Lạp và một số quốc gia ở Trung Đông như Qatar và Kuwait.
Chuyên gia Jean Vance Brissot lại thận trọng “Chúng tôi có thể nói rằng cuộc chiến tại Libya là bảng quảng cáo lớn, nhưng các bạn không thể nói quảng cáo là mục tiêu của cuộc chiến này”.
Nằm trong “chiến dịch tranh cử”?
Chỉ có hiệu suất cao trong chiến đấu mà đã nghĩ đến việc bắt đầu bán được máy bay ra nước ngoài là chưa đủ. Các chuyên gia cho rằng, nguồn gốc chủ yếu của các quyết định mua vũ khí là chính trị, mối quan hệ giữa nước bán và quốc gia mua giữ một vai trò rất quan trọng. Như vậy, với một danh tiếng của Rafale ở Libya không phải tất cả đã rõ ràng và không còn bất lợi.
Một cựu phi công của Không quân Italy, một chuyên gia của máy bay quân sự David Chenchiotti cho rằng, Rafale xuất hiện bất ngờ trên bầu tời Libya mà ở đó không có mặt của lực lượng phòng không xứng tầm. Họ tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Libya một vài giờ sau khi các máy bay Mỹ và Anh ném bom vào hệ thống phòng không của Libya. Điều này chứng tỏ rằng máy bay Pháp bay ở những vùng không có hệ thống phòng thủ.
Nhiều chuyên gia tin rằng sự nhiệt tình quá mức của các lãnh đạo Pháp về quyết định của cuộc xung đột ở Libya có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống.
Còn đại diện Nghị viện châu Âu, Bruno Golnish cho rằng, “Tổng thống Nicolas Sarkozy đang cố gắng để cho cử tri thấy khả năng đưa ra quyết định trên trường quốc tế của mình và tôi không chắc chắn rằng đây là một quảng cáo tốt cho vũ khí của Pháp”. Tag: Chiến sự Libya - NATO
Còn chuyên gia hàng đầu về an ninh của Viện Quan hệ quốc tế Pháp Etienne de Durand dí dỏm “Một số vũ khí đã chứng minh được hiệu quả của nó trong cuộc chiến Libya có thể được bán trên thị trường thế giới với nhãn hiệu – đã thử nghiệm trên chiến trường” và trong trường hợp này, cho đến khi chiến tranh kết thúc bạn sẽ không thể dự đoán được doanh số bán hàng.
Theo các chuyên gia, xung đột ở Libya chưa hẳn đã tạo ra các thị trường xuất khẩu mới cho Rafale nhưng sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán đang diễn ra. Các máy bay chiến đấu Pháp đã vào tầm ngắm của các nước Thụy Sĩ, Bulgaria, Hy Lạp và một số quốc gia ở Trung Đông như Qatar và Kuwait.
Chuyên gia Jean Vance Brissot lại thận trọng “Chúng tôi có thể nói rằng cuộc chiến tại Libya là bảng quảng cáo lớn, nhưng các bạn không thể nói quảng cáo là mục tiêu của cuộc chiến này”.
Nằm trong “chiến dịch tranh cử”?
Chỉ có hiệu suất cao trong chiến đấu mà đã nghĩ đến việc bắt đầu bán được máy bay ra nước ngoài là chưa đủ. Các chuyên gia cho rằng, nguồn gốc chủ yếu của các quyết định mua vũ khí là chính trị, mối quan hệ giữa nước bán và quốc gia mua giữ một vai trò rất quan trọng. Như vậy, với một danh tiếng của Rafale ở Libya không phải tất cả đã rõ ràng và không còn bất lợi.
Một cựu phi công của Không quân Italy, một chuyên gia của máy bay quân sự David Chenchiotti cho rằng, Rafale xuất hiện bất ngờ trên bầu tời Libya mà ở đó không có mặt của lực lượng phòng không xứng tầm. Họ tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Libya một vài giờ sau khi các máy bay Mỹ và Anh ném bom vào hệ thống phòng không của Libya. Điều này chứng tỏ rằng máy bay Pháp bay ở những vùng không có hệ thống phòng thủ.
Nhiều chuyên gia tin rằng sự nhiệt tình quá mức của các lãnh đạo Pháp về quyết định của cuộc xung đột ở Libya có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống.
Còn đại diện Nghị viện châu Âu, Bruno Golnish cho rằng, “Tổng thống Nicolas Sarkozy đang cố gắng để cho cử tri thấy khả năng đưa ra quyết định trên trường quốc tế của mình và tôi không chắc chắn rằng đây là một quảng cáo tốt cho vũ khí của Pháp”. Tag: Chiến sự Libya - NATO
0 nhận xét