Chưa bao giờ các nước trên thế giới lại đứng trước nhiều thách thức như hiện nay. Hầu hết các vụ bạo động xuất phát từ các vấn đề xã hội mà nổi bật nhất là sự chênh lệch về giàu nghèo, làn sóng nhập cư, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.
Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg (phải) đến thăm các nạn nhân vụ thảm sát hôm 23-7. Ảnh: AFP
Na Uy, một trong những nước thuộc khu vực Bắc Âu - khu vực yên bình nhất thế giới - cũng đang trải qua những ngày đau thương bởi hai vụ thảm sát do chính những công dân nước này gây ra.
Theo báo chí Na Uy, nguồn gốc của các hành động này không gì khác hơn là sự phản ứng trước làn sóng nhập cư từ nước ngoài. Cũng trong khu vực Bắc Âu, tháng 11-2010, cảnh sát Thụy Điển đã bắt một người đàn ông ở thành phố Malmo do liên quan đến hàng chục vụ bắn giết người nhập cư.
Trước đó, vào tháng 9-2010, đảng Dân chủ cực hữu của Thụy Điển lần đầu tiên có mặt tại Quốc hội nước này. Tương tự, ở Đan Mạch, làn sóng bài người nhập cư Hồi giáo ngày càng tăng cùng với đảng cực hữu Nhân dân Đan Mạch giành 25 trong tổng số 179 ghế tại Quốc hội.
Tại Hà Lan, đảng Tự do cực hữu của ông Geer Wilders giành 15,5% phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử năm 2010. Ông Wilders so sánh kinh Koran của người Hồi giáo như cuốn “Mein Kampf” (cuộc đấu tranh của tôi) do Hitler viết, cuốn sách được xem là cương lĩnh của chế độ phát xít.
Làn sóng kỳ thị người nhập cư, nhất là người Hồi giáo ở các nước châu Âu xuất phát từ việc EU ngày càng mở rộng dẫn đến lượng dân di cư tự do từ nước này sang nước khác tăng cùng làn sóng di cư từ những nước gặp bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi. Những người bản địa cảm thấy họ bị giành giật việc làm, phải chia sẻ phúc lợi xã hội với những người nhập cư. Trong bối cảnh kinh tế EU khó khăn như hiện nay thì vấn đề càng trở nên khó giải quyết.
Nhìn từ vị trí của những người nhập cư hay sắc tộc ít người, họ cũng có những vấn đề bức xúc không kém. Điều đó giải thích vì sao các cuộc bạo động kéo dài nhiều năm qua tại Pháp phần lớn xuất phát từ người nhập cư. Họ cho rằng mình không được đối xử công bằng trong tất cả mọi thứ, từ giáo dục đến việc làm, y tế...
Chính phủ của nhiều nước đã nhận thức được tầm quan trọng từ các vấn đề xã hội và đã có chính sách thích ứng. Đức, Anh từ lâu đã hướng đến mô hình xã hội đa chủng tộc. Vấn đề còn lại là thực hiện như thế nào. Berlin và London gần đây cho rằng họ đã thất bại với mô hình này. Một mô hình tăng trưởng kinh tế đi kèm với bình đẳng xã hội như Bắc Âu từng được thế giới ngưỡng mộ nay cũng đang gặp thách thức. Trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới vẫn còn chiến tranh và bóng đen khủng hoảng kinh tế đe dọa toàn cầu, dường như mục tiêu trên ngày càng xa vời.
Làn sóng kỳ thị người nhập cư, nhất là người Hồi giáo ở các nước châu Âu xuất phát từ việc EU ngày càng mở rộng dẫn đến lượng dân di cư tự do từ nước này sang nước khác tăng cùng làn sóng di cư từ những nước gặp bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi. Những người bản địa cảm thấy họ bị giành giật việc làm, phải chia sẻ phúc lợi xã hội với những người nhập cư. Trong bối cảnh kinh tế EU khó khăn như hiện nay thì vấn đề càng trở nên khó giải quyết.
Nhìn từ vị trí của những người nhập cư hay sắc tộc ít người, họ cũng có những vấn đề bức xúc không kém. Điều đó giải thích vì sao các cuộc bạo động kéo dài nhiều năm qua tại Pháp phần lớn xuất phát từ người nhập cư. Họ cho rằng mình không được đối xử công bằng trong tất cả mọi thứ, từ giáo dục đến việc làm, y tế...
Chính phủ của nhiều nước đã nhận thức được tầm quan trọng từ các vấn đề xã hội và đã có chính sách thích ứng. Đức, Anh từ lâu đã hướng đến mô hình xã hội đa chủng tộc. Vấn đề còn lại là thực hiện như thế nào. Berlin và London gần đây cho rằng họ đã thất bại với mô hình này. Một mô hình tăng trưởng kinh tế đi kèm với bình đẳng xã hội như Bắc Âu từng được thế giới ngưỡng mộ nay cũng đang gặp thách thức. Trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới vẫn còn chiến tranh và bóng đen khủng hoảng kinh tế đe dọa toàn cầu, dường như mục tiêu trên ngày càng xa vời.
THỤY VŨ
Theo SGGP
0 nhận xét