Nga đã có phản ứng khá nhanh sau khi ASEAN và Trung Quốc thông qua được Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC.
Kommersant được coi là báo phản ánh quan điểm của giới kinh doanh Nga và một trong các báo lớn phát hành toàn liên bang, bài này giữ cách diễn đạt của Nga về Biển Đông.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Ngày 21/7, ở Indonesia đã khai mạc cuộc gặp thường niên ASEAN – Trung Quốc, trong đó các bên đã thông qua “lộ trình” về các quy tắc ứng xử trên biển Đông có tranh chấp.
Chín năm qua, Bắc Kinh và các bên tranh chấp các nguồn giàu cacbuahydro trong khu vực này đã không thể thoả thuận được văn bản này. Tuy nhiên, các nước ASEAN cho rằng “lộ trình” chưa đủ sức bảo vệ chống lại những tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc, nên họ cố gắng vận động các quốc gia thế giới, trong đó có Nga, tham gia hợp tác với khu vực.
Ngày 22/7, các nước thành viên ASEAN thảo luận về triển vọng hợp tác đó với Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov, Phóng viên báo Kommersant Aleksandr Gabuev đưa tin chi tiết từ Bali.
Tất cả những người tham dự hội nghị bộ trưởng ASEAN năm nay ở Bali nhất trí gọi “lộ trình” được thông qua hôm qua là sự kiện lịch sử. Văn kiện này có một lịch sử khá dài.
Ngay từ năm 2002, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ASEAN (Brunei, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Mianma, Singapore, Thái Lan và Philippines) đã ký tuyên bố về ứng xử trên biển Đông.
Văn kiện này quy định những nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp và một trong những mục đích chủ yếu của nó là đưa ra việc soạn thảo bộ luật ứng xử trong khu vực, một văn kiện có tính pháp lý bắt buộc.
Cuối cùng, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. |
Tuy nhiên, khi bắt tay vào thoả thuận các nguyên tắc của bộ luật, các bên rơi vào các cuộc thương thảo kéo dài. Như rất nhiều người tham dự hội nghị than phiền với phóng viên báo Kommersant rằng, có lỗi trong việc này là lập trường khác biệt của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không muốn ràng buộc mình bằng bất cứ cam kết nào. Từ năm 2002, Trung Quốc tích cực củng cố hạm đội của mình và xem ra tính toán rằng các lập luận bằng vũ lực sẽ tác động tốt nhất.
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đòi những vùng lãnh thổ rộng lớn trong vùng biển Đông. Vấn đề là ở chỗ, theo dữ liệu của các nhà địa chất Trung Quốc, trong thềm lục địa có nhiều tài nguyên – 213 tỷ thùng dầu mỏ. Theo đánh giá của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ, đây là khu vực đứng thứ 3 về trữ lượng dầu khí trên thế giới sau Venezuela và Arab Saudi.
Để lập luận cho các yêu sách của mình về nguồn tài nguyên giàu có này, các bên tranh chấp cố gắng thiết lập sự kiểm soát trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratly) và quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracel). Điều này cho phép đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm biển quanh mỗi đảo.
Hiện nay các bên tranh chấp đều tích cực xây dựng ở đây cơ sở vật chất, do đó trên biển Đông bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ xung đột nguy hiểm.
Đến nay các đụng độ đã xảy ra mỗi tháng. Hồi tháng 5, các tàu quân sự Trung Quốc đã tiến đến gần các tàu của Tổng công ty dầu mỏ quốc gia Việt Nam PetroVietnam và cắt cáp thăm dò của tàu, việc này đã gây nên những phản đối chống Trung Quốc mạnh mẽ.
Sau đó một đụng độ tương tự đã xảy ra với các tàu nghiên cứu của Philippines. Manila đã kết tội Trung Quốc xâm phạm nội thủy của mình và tuyên bố phạt đại sứ Trung Quốc ở Philippines vì ông này đã to tiếng với một sĩ quan địa phương trong cuộc tranh cãi về phân định lãnh thổ.
Tháng 6, Trung Quốc đã cử một tàu chiến thăm hữu nghị Singapore, con tàu này đã đi qua tất cả những vùng có tranh chấp trên biển Đông.
Cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh khiến một số nước láng giềng của nước này tìm kiếm sự bảo hộ của Mỹ. Nhất là năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố việc giải quyết công bằng các tranh chấp ở biển Đông nằm trong lĩnh vực lợi ích quốc gia của Mỹ.
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đòi những vùng lãnh thổ rộng lớn trong vùng biển Đông. Vấn đề là ở chỗ, theo dữ liệu của các nhà địa chất Trung Quốc, trong thềm lục địa có nhiều tài nguyên – 213 tỷ thùng dầu mỏ. Theo đánh giá của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ, đây là khu vực đứng thứ 3 về trữ lượng dầu khí trên thế giới sau Venezuela và Arab Saudi.
Để lập luận cho các yêu sách của mình về nguồn tài nguyên giàu có này, các bên tranh chấp cố gắng thiết lập sự kiểm soát trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratly) và quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracel). Điều này cho phép đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm biển quanh mỗi đảo.
Hiện nay các bên tranh chấp đều tích cực xây dựng ở đây cơ sở vật chất, do đó trên biển Đông bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ xung đột nguy hiểm.
Đến nay các đụng độ đã xảy ra mỗi tháng. Hồi tháng 5, các tàu quân sự Trung Quốc đã tiến đến gần các tàu của Tổng công ty dầu mỏ quốc gia Việt Nam PetroVietnam và cắt cáp thăm dò của tàu, việc này đã gây nên những phản đối chống Trung Quốc mạnh mẽ.
Sau đó một đụng độ tương tự đã xảy ra với các tàu nghiên cứu của Philippines. Manila đã kết tội Trung Quốc xâm phạm nội thủy của mình và tuyên bố phạt đại sứ Trung Quốc ở Philippines vì ông này đã to tiếng với một sĩ quan địa phương trong cuộc tranh cãi về phân định lãnh thổ.
Tháng 6, Trung Quốc đã cử một tàu chiến thăm hữu nghị Singapore, con tàu này đã đi qua tất cả những vùng có tranh chấp trên biển Đông.
Cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh khiến một số nước láng giềng của nước này tìm kiếm sự bảo hộ của Mỹ. Nhất là năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố việc giải quyết công bằng các tranh chấp ở biển Đông nằm trong lĩnh vực lợi ích quốc gia của Mỹ.
Tàu Hải quân Mỹ tập trận ở Philippines. |
Đồng thời, Mỹ là đồng minh quân sự của Philippines và một năm rưỡi trở lại đây tăng mạnh việc hợp tác quân sự với cả Việt Nam. Sau hết, trước đây một tuần lần đầu tiên Mỹ, Australia và Nhật Bản đã diễn tập chung ở biển Đông. Dù mỗi nước chỉ cử 1 tàu tham dự thì sự việc đã làm Bắc Kinh rất cảnh giác đề phòng.
Xét tổng thể, chính triển vọng hình thành một liên minh chống Trung Quốc mạnh ở biển Đông với sự tham gia của Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc hợp tác. Kết quả là đã xuất hiện “lộ trình” xác định những nguyên tắc chung ứng xử trong khu vực, trong đó có việc thông báo cho nhau về các cuộc chuyển quân và thăm dò địa chất. Song để chuyển nó thành bộ luật có tính ràng buộc pháp lý thì còn cần những cuộc đàm phán kéo dài.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc định mô tả việc ký “lộ trình” như một bước đột phá. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chuyên trách các cuộc đàm phán này Lưu Chấn Dân tuyên bố: “Đây là văn kiện bản lề trong lĩnh vực hợp tác của Trung Quốc và ASEAN. Bây giờ chúng ta đã có những triển vọng lớn lao để hợp tác”.
Các nước láng giềng của Trung Quốc ở biển Đông tiếp nhận sự kiện này dè dặt hơn. Nguồn tin ở Bộ Ngoại giao Singapore giải thích cho phóng viên báo Kommersant: “Các cuộc đàm phán về văn bản ràng buộc pháp lý có thể còn kéo dài mấy năm nữa, còn ngay bây giờ cần sự bảo hiểm chống sự đối đầu với Trung Quốc”.
Theo ông, trong những điều kiện như vậy ASEAN muốn dựa vào việc lôi kéo các nước ngoài khu vực can dự vào đây để làm đối trọng đối với ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông nói: “Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có hiện diện ở khu vực nhưng chúng tôi còn muốn thấy những nước khác can dự vào đây, trong đó có Ấn Độ, Australia. Chúng tôi đặt nhiều hi vọng vào Nga”.
Ngày 22/7, trong cuộc gặp cấp bộ trưởng Nga – ASEAN mà đại diện cho Nga là Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov. Theo người nói chuyện với phóng viên báo Kommersant ở Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Moscow sẵn sàng đáp lại đề nghị của ASEAN, củng cố vị thế của mình ở khu vực.
Theo ông, những ưu tiên của Nga là hợp tác với Đông Nam Á nhằm hiện đại hoá (trước hết như thị trường tiêu thụ sản phấm của Nga), cũng như thúc đẩy sáng kiến mà Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm đào đưa ra tháng 9/2010 về củng cố an ninh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trên nguyên tắc an ninh toàn vẹn”. Tag: Tranh chấp biển Đông
Xét tổng thể, chính triển vọng hình thành một liên minh chống Trung Quốc mạnh ở biển Đông với sự tham gia của Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc hợp tác. Kết quả là đã xuất hiện “lộ trình” xác định những nguyên tắc chung ứng xử trong khu vực, trong đó có việc thông báo cho nhau về các cuộc chuyển quân và thăm dò địa chất. Song để chuyển nó thành bộ luật có tính ràng buộc pháp lý thì còn cần những cuộc đàm phán kéo dài.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc định mô tả việc ký “lộ trình” như một bước đột phá. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chuyên trách các cuộc đàm phán này Lưu Chấn Dân tuyên bố: “Đây là văn kiện bản lề trong lĩnh vực hợp tác của Trung Quốc và ASEAN. Bây giờ chúng ta đã có những triển vọng lớn lao để hợp tác”.
Các nước láng giềng của Trung Quốc ở biển Đông tiếp nhận sự kiện này dè dặt hơn. Nguồn tin ở Bộ Ngoại giao Singapore giải thích cho phóng viên báo Kommersant: “Các cuộc đàm phán về văn bản ràng buộc pháp lý có thể còn kéo dài mấy năm nữa, còn ngay bây giờ cần sự bảo hiểm chống sự đối đầu với Trung Quốc”.
Theo ông, trong những điều kiện như vậy ASEAN muốn dựa vào việc lôi kéo các nước ngoài khu vực can dự vào đây để làm đối trọng đối với ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông nói: “Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có hiện diện ở khu vực nhưng chúng tôi còn muốn thấy những nước khác can dự vào đây, trong đó có Ấn Độ, Australia. Chúng tôi đặt nhiều hi vọng vào Nga”.
Ngày 22/7, trong cuộc gặp cấp bộ trưởng Nga – ASEAN mà đại diện cho Nga là Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov. Theo người nói chuyện với phóng viên báo Kommersant ở Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Moscow sẵn sàng đáp lại đề nghị của ASEAN, củng cố vị thế của mình ở khu vực.
Theo ông, những ưu tiên của Nga là hợp tác với Đông Nam Á nhằm hiện đại hoá (trước hết như thị trường tiêu thụ sản phấm của Nga), cũng như thúc đẩy sáng kiến mà Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm đào đưa ra tháng 9/2010 về củng cố an ninh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trên nguyên tắc an ninh toàn vẹn”. Tag: Tranh chấp biển Đông
0 nhận xét