Sự ra đời của các UAV đã mở ra một cuộc cách mạng quân sự, tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đem lại lắm nguy cơ bất ổn cho thế giới.
Cuộc cách mạng tác chiến công nghệ cao
UAV hay còn gọi là phương tiện bay không người lái, đã mở ra một kỷ nguyên mới của kỷ thuật quân sự. Các UAV đã làm thay đổi nhiều trong nghệ thuật tác chiến của các quốc gia sở hữu các UAV.
UAV là một trong những đại diện tiêu biểu của tác chiến công nghệ cao, sự có mặt phía trước của các UAV luôn mang lại một lợi thế lớn cho bên sở hữu nó.
Ban đầu các UAV được phát triển chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trinh sát chiến trường, hỗ trợ dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho các vũ khí có dẫn đường, hỗ trợ pháo binh, bộ binh trước khi tấn công các mục tiêu, đặc biệt là các mục tiêu có giá trị cao.
Nhận thấy vai trò cực kỳ hữu ích của các UAV các nhà khoa học quân sự đã phát triển và trang bị khả năng chiến đấu cho các UAV. Các UAV hiện đại với khả năng chiến đấu thực sự là một mối đe dọa lớn đối với bất cứ lực lượng phòng không nào.
Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc phát triển các UAV tiếp đến là Israel có thể nói rằng đây là 2 quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc phát triển công nghệ UAV. Mỹ cũng là quốc gia đầu tiên phát triển khả năng chiến đấu cho UAV.
UAV hay còn gọi là phương tiện bay không người lái, đã mở ra một kỷ nguyên mới của kỷ thuật quân sự. Các UAV đã làm thay đổi nhiều trong nghệ thuật tác chiến của các quốc gia sở hữu các UAV.
UAV là một trong những đại diện tiêu biểu của tác chiến công nghệ cao, sự có mặt phía trước của các UAV luôn mang lại một lợi thế lớn cho bên sở hữu nó.
Ban đầu các UAV được phát triển chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trinh sát chiến trường, hỗ trợ dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho các vũ khí có dẫn đường, hỗ trợ pháo binh, bộ binh trước khi tấn công các mục tiêu, đặc biệt là các mục tiêu có giá trị cao.
Nhận thấy vai trò cực kỳ hữu ích của các UAV các nhà khoa học quân sự đã phát triển và trang bị khả năng chiến đấu cho các UAV. Các UAV hiện đại với khả năng chiến đấu thực sự là một mối đe dọa lớn đối với bất cứ lực lượng phòng không nào.
Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc phát triển các UAV tiếp đến là Israel có thể nói rằng đây là 2 quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc phát triển công nghệ UAV. Mỹ cũng là quốc gia đầu tiên phát triển khả năng chiến đấu cho UAV.
Cuộc cách mạng UAV kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn xung đột vũ trang. |
Các UAV như MQ-1 Predator (Thú ăn thịt) và MQ-9 Reaper (Thần chết) là những UAV có khả năng tấn công hàng đầu thế giới hiện nay. Được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi, công nghệ cao, các UAV cung cấp một khả năng trinh sát, giám sát chiến trường, tấn công và hỗ trợ tấn công, hỗ trợ dẫn đường một cách chính xác. Cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về chiến trường cho sở chỉ huy.
UAV đã thay thế một cách hiệu quả các công việc cực kỳ nguy hiểm của các lính trinh sát trước đây. Khi cần, UAV sẵn sàng được sử dụng như những cảm tử quân.
Việc phát triển các UAV đã thực sự trở thành một cuộc cách mạng mới trong trang bị quân đội. Các quốc gia trên thế giới đều đầu tư mạnh cho việc phát triển hoặc tìm cách sở hữu các UAV từ bên ngoài.
Các nhà phân tích quân sự nhận định, trong thời gian tới thị trường UAV thế giới sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. UAV sẽ là mặt hàng bán chạy thứ 2 sau các chiến đấu cơ.
Trong thời gian sắp tới tần suất sử dụng UAV cho các nhiệm vụ khác nhau sẽ tăng đột biến và sẽ vượt trội so với các máy bay có người lái hiện nay.
UAV có khả năng cơ động cao và linh hoạt, khó phát hiện bằng radar nhờ kích thước nhỏ gọn, tầm hoạt động xa và liên tục trong nhiều giờ. Ví dụ, UAV RQ-4 Global Hawk có khả năng thực hiện các cuộc giám sát liên tục với quãng đường dài hơn 13.000km.
Sự tham chiến của UAV cũng góp phần giảm thiểu đến mức tối đa thương vong cho binh lính trong các nhiệm vụ khó khăn. Chi phí mua sắm và vận hành các UAV cũng thấp hơn nhiều so với các máy bay có người lái. Một chiếc MQ-9 Reaper có đơn giá khoảng 10 triệu USD, có khả năng mang 14 tên lửa Hellfire. Trong khi đó một chiếc F-22 có đơn giá tới 150 triệu USD.
Công tác đào tạo sử dụng các UAV cũng ít tốn kém hơn so với máy bay có người lái nhờ hệ thống phòng điều khiển mô phỏng.
Hiểm họa tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh
UAV đã thay thế một cách hiệu quả các công việc cực kỳ nguy hiểm của các lính trinh sát trước đây. Khi cần, UAV sẵn sàng được sử dụng như những cảm tử quân.
Việc phát triển các UAV đã thực sự trở thành một cuộc cách mạng mới trong trang bị quân đội. Các quốc gia trên thế giới đều đầu tư mạnh cho việc phát triển hoặc tìm cách sở hữu các UAV từ bên ngoài.
Các nhà phân tích quân sự nhận định, trong thời gian tới thị trường UAV thế giới sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. UAV sẽ là mặt hàng bán chạy thứ 2 sau các chiến đấu cơ.
Trong thời gian sắp tới tần suất sử dụng UAV cho các nhiệm vụ khác nhau sẽ tăng đột biến và sẽ vượt trội so với các máy bay có người lái hiện nay.
UAV có khả năng cơ động cao và linh hoạt, khó phát hiện bằng radar nhờ kích thước nhỏ gọn, tầm hoạt động xa và liên tục trong nhiều giờ. Ví dụ, UAV RQ-4 Global Hawk có khả năng thực hiện các cuộc giám sát liên tục với quãng đường dài hơn 13.000km.
Sự tham chiến của UAV cũng góp phần giảm thiểu đến mức tối đa thương vong cho binh lính trong các nhiệm vụ khó khăn. Chi phí mua sắm và vận hành các UAV cũng thấp hơn nhiều so với các máy bay có người lái. Một chiếc MQ-9 Reaper có đơn giá khoảng 10 triệu USD, có khả năng mang 14 tên lửa Hellfire. Trong khi đó một chiếc F-22 có đơn giá tới 150 triệu USD.
Công tác đào tạo sử dụng các UAV cũng ít tốn kém hơn so với máy bay có người lái nhờ hệ thống phòng điều khiển mô phỏng.
Hiểm họa tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh
Tuy nhiên, việc UAV ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn đã làm tăng mối nguy cơ tiềm ẩn về xung đột vũ trang giữa các quốc gia, và nguy cơ thương vong lớn cho thường dân trước các cuộc tấn công của UAV.
Việc sử dụng các UAV đã loại bỏ được nguy cơ thương vong cho phi công khiến các quốc gia sở hữu nó trở nên liều lĩnh hơn. Họ có thể thực hiện các cuộc xâm nhập không phận mà các máy bay có người lái không thể làm được. Điều đó cũng đặt ra những nguy cơ xung đột vũ trang giữa các quốc gia do các cuộc xâm nhập bất hợp pháp của các UAV.
Điển hình là các cuộc xâm nhập và tấn công các căn cứ của quân khủng bố mà Mỹ đang thực hiện tại Pakistan và Afghanistan mà hầu như không được sự đồng ý của chính quyền các quốc gia này.
Giới phân tích chính trị thế giới đã đặt ra những câu hỏi về những nguy cơ tiềm ẩn xung đột vũ trang giữa các quốc gia. Đặc biệt là các khu vực biên giới nơi mà các UAV có thể "lượn" vài vòng mà các hệ thống radar cảnh giới khó lòng phát hiện.
Tần suất sử dụng các UAV cho mục đích tấn công ngày một gia tăng, theo một báo cáo của trang tin Defence News, từ năm 2004-2007 Mỹ sử dụng 9 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Pakistan.
Năm 2008 các cuộc tấn công bằng UAV tăng lên con số 33, năm 2009 là 53 và năm 2010 là 118. Con số tử vong cho dân thường từ các cuộc tấn công này ước tính từ 600-1.000 người.
Các cuộc tấn công bằng UAV hầu như không đánh giá hết được các thiệt hại có thể gây ra cho thường dân. Chưa tính đến những cuộc tấn công nhầm do lỗi của các thiết bị cảm biến.
“Không thể tưởng tượng rằng, Mỹ đã sử dụng các UAV để khởi động các cuộc tấn công”, Ông Jürgen Altmann, nhà vật lý chuyên nghiên cứu các vấn đề giải trừ quân bị cho biết
"Đạo đức không thể xác định bằng thuật toán"
Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường ĐH Dortmund đã sáng lập ra Ủy ban quốc tế kiểm soát các vũ khí robot (ICRAC), tổ chức phi lợi nhuận của Anh đã phát động một cuộc đánh giá lại các công nghệ chiến tranh tự động mà các UAV là một phần trong số đó.
Noel Sharkey, một giáo sư về trí tuệ nhân tạo tại ĐH Sheffield, Vương quốc Anh cho biết, sự phát triển của các công nghệ mới sẽ giảm thiểu được nguy cơ thương vong cho thường dân, ông nói
“Các cuộc chiến tranh phi đối xứng và chủ nghĩa khủng bố đã tạo ra nhiều mối nguy cơ cho thường dân. Tuy nhiên, mọi người sẽ không phải lo lắng quá nhiều vì chúng tôi đã có các công nghệ mới”.
Hiện tại có hơn 50 quốc gia trên thế giới sở hữu các UAV, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Israel, Đức, Iran đang nỗ lực để phát triển khả năng chiến đấu cho các UAV.
Trong khi đó các nhà khoa học quân sự tiếp tục đưa ra các lập luận chứng minh giá trị sử dụng của các UAV. Ronald Arkin, một giáo sư về robot tại Viện Công nghệ Georgia lập luận rằng, các hệ thống mới sẽ tốt hơn so với con người trên chiến trường. Ông tin rằng có thể lập trình các robot theo công ước Geneva.
Các robot hay các UAV có thể từ chối thực hiện các hoạt động trái với quy tắc của xung đột quốc tế. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị băn khoăn về cái gọi là quy tắc và đạo đức bị các phần mềm kiểm soát. Không ai có thể xác định được những giá trị đạo đức mà các lập trình viên đã đưa vào bộ nhớ của các robot hay UAV.
Hans-Jorg Kreowsky, giáo sư khoa học máy tính tại ĐH Bremen khẳng định: “Đạo đức không thể xác định được bằng các thuật toán, điều đó có nghĩa là bạn không thể xây dựng nó”.
Cho dù các nhà lập trình có cố gắng để trang bị thêm các quy tắc giao chiến trong bộ nhớ của các robot hay UAV, nó vẫn là những "chiến binh máu lạnh" ngoài chiến trường. Bất kỳ thứ gì trong tầm ngắm đều dễ dàng biến thành mục tiêu. Tag: Phương tiện không người lái
Quốc ViệtViệc sử dụng các UAV đã loại bỏ được nguy cơ thương vong cho phi công khiến các quốc gia sở hữu nó trở nên liều lĩnh hơn. Họ có thể thực hiện các cuộc xâm nhập không phận mà các máy bay có người lái không thể làm được. Điều đó cũng đặt ra những nguy cơ xung đột vũ trang giữa các quốc gia do các cuộc xâm nhập bất hợp pháp của các UAV.
Điển hình là các cuộc xâm nhập và tấn công các căn cứ của quân khủng bố mà Mỹ đang thực hiện tại Pakistan và Afghanistan mà hầu như không được sự đồng ý của chính quyền các quốc gia này.
Giới phân tích chính trị thế giới đã đặt ra những câu hỏi về những nguy cơ tiềm ẩn xung đột vũ trang giữa các quốc gia. Đặc biệt là các khu vực biên giới nơi mà các UAV có thể "lượn" vài vòng mà các hệ thống radar cảnh giới khó lòng phát hiện.
Tần suất sử dụng các UAV cho mục đích tấn công ngày một gia tăng, theo một báo cáo của trang tin Defence News, từ năm 2004-2007 Mỹ sử dụng 9 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Pakistan.
Năm 2008 các cuộc tấn công bằng UAV tăng lên con số 33, năm 2009 là 53 và năm 2010 là 118. Con số tử vong cho dân thường từ các cuộc tấn công này ước tính từ 600-1.000 người.
Các cuộc tấn công bằng UAV hầu như không đánh giá hết được các thiệt hại có thể gây ra cho thường dân. Chưa tính đến những cuộc tấn công nhầm do lỗi của các thiết bị cảm biến.
“Không thể tưởng tượng rằng, Mỹ đã sử dụng các UAV để khởi động các cuộc tấn công”, Ông Jürgen Altmann, nhà vật lý chuyên nghiên cứu các vấn đề giải trừ quân bị cho biết
"Đạo đức không thể xác định bằng thuật toán"
Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường ĐH Dortmund đã sáng lập ra Ủy ban quốc tế kiểm soát các vũ khí robot (ICRAC), tổ chức phi lợi nhuận của Anh đã phát động một cuộc đánh giá lại các công nghệ chiến tranh tự động mà các UAV là một phần trong số đó.
Noel Sharkey, một giáo sư về trí tuệ nhân tạo tại ĐH Sheffield, Vương quốc Anh cho biết, sự phát triển của các công nghệ mới sẽ giảm thiểu được nguy cơ thương vong cho thường dân, ông nói
“Các cuộc chiến tranh phi đối xứng và chủ nghĩa khủng bố đã tạo ra nhiều mối nguy cơ cho thường dân. Tuy nhiên, mọi người sẽ không phải lo lắng quá nhiều vì chúng tôi đã có các công nghệ mới”.
Hiện tại có hơn 50 quốc gia trên thế giới sở hữu các UAV, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Israel, Đức, Iran đang nỗ lực để phát triển khả năng chiến đấu cho các UAV.
Trong khi đó các nhà khoa học quân sự tiếp tục đưa ra các lập luận chứng minh giá trị sử dụng của các UAV. Ronald Arkin, một giáo sư về robot tại Viện Công nghệ Georgia lập luận rằng, các hệ thống mới sẽ tốt hơn so với con người trên chiến trường. Ông tin rằng có thể lập trình các robot theo công ước Geneva.
Các robot hay các UAV có thể từ chối thực hiện các hoạt động trái với quy tắc của xung đột quốc tế. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị băn khoăn về cái gọi là quy tắc và đạo đức bị các phần mềm kiểm soát. Không ai có thể xác định được những giá trị đạo đức mà các lập trình viên đã đưa vào bộ nhớ của các robot hay UAV.
Hans-Jorg Kreowsky, giáo sư khoa học máy tính tại ĐH Bremen khẳng định: “Đạo đức không thể xác định được bằng các thuật toán, điều đó có nghĩa là bạn không thể xây dựng nó”.
Cho dù các nhà lập trình có cố gắng để trang bị thêm các quy tắc giao chiến trong bộ nhớ của các robot hay UAV, nó vẫn là những "chiến binh máu lạnh" ngoài chiến trường. Bất kỳ thứ gì trong tầm ngắm đều dễ dàng biến thành mục tiêu. Tag: Phương tiện không người lái
Đất Việt
0 nhận xét