- Ông có bất ngờ về sự việc tàu Trung Quốc liên tục cắt cáp tàu Việt Nam?
- Tôi không bất ngờ.
- Là người sống và làm việc 13 năm tại Bắc Kinh với cương vị Ðại Sứ đặc mệnh toàn quốc Việt Nam, có bao giờ ông được chính phủ Trung Quốc trưng ra bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ?
- Chưa lần nào! Tôi sống tại Trung Quốc nhiều năm nhưng chưa lần nào thấy họ nói chính thức về vấn đề này.
Tôi cũng đã nhiều lần lần tìm thư tịch của họ để tìm hiểu xem chứng cứ chủ quyền nếu có của họ về hai quần đảo này nhưng không hề có. - Vậy những dữ kiện mà họ nói do Tướng Trịnh Hòa (thời nhà Minh) thu thập được khi đến đảo Hoàng Sa thì sao?
- Tôi cam đoan đó chỉ là hàng giả! Đó chỉ là trên phim của họ, họ tả là tướng Trịnh Hòa đem thương thuyền đi xuống Ấn Độ dương. Họ lướt chỗ nọ chỗ kia coi như dò đường thôi chứ có phải đi thực hiện chủ quyền đâu. Như vậy những chứng cứ do Trịnh Hòa thu được không đủ làm căn cứ để xác định chủ quyền của họ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phải là quản lý thì mới khẳng định chủ quyền chứ. Tôi nói giả sử, đi qua nhặt được cái gì đó thì đó đâu phải là thực thi chủ quyền.
“Sự việc cắt cáp làm rơi mặt nạ hòa bình của Trung Quốc”
- Ông đánh giá gì khi Trung Quốc liên tiếp có các hành vi gây hấn, thách thức sự kiên nhẫn, lòng yêu nước, trân trọng hòa bình của người dân Việt Nam?
- Tôi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc. Đó là thời gian quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian cam go, thử thách nhất. Sỡ dĩ nói rằng không bất ngờ vì tôi ở Trung Quốc đã lâu, đã biết bản chất của Trung Quốc là bá quyền nước lớn. Tư tưởng bành trướng bá quyền nước lớn, ngàn năm cũng chưa từ bỏ.
Cho nên những việc họ làm, không chỉ tàu Bình Minh 02, Viking mà trước đây từ việc chiếm quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở quần đảo Trường Sa, bắt ngư dân, cấm ngư dân đánh cá… là biểu hiện của chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Đến sự việc này, tôi không lạ nữa.
Một lý do khác, đến thời điểm này, họ có tham vọng bá chiếm cả tài nguyên của Biển Đông, vì họ thiếu thốn, thèm khát dầu khí. Khi họ thấy ta thăm dò định khai thác, thì họ phải tìm cách cản trở.
Dù đã bị ta phản đối, nhân dân, báo chí, dư luận Việt Nam và quốc tế chỉ trích sau sự việc ngày 26/5 (tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí – PV) nhưng với tính chất ngoan cố, ngang ngạch và cậy là kẻ mạnh, họ lại tiếp tục gây ra sự việc với tàu Viking 2.
Tôi có thể kết luận, hai vụ việc xảy ra với tàu Bình Minh 02 và Viking làm rơi mặt nạ hòa bình mà Trung Quốc vẫn đeo, lộ ra nguyên hình bộ mặt bá quyền nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, nói một đằng làm một nẻo.
“Cố tình đổi trắng thay đen”
- Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng vì đã hoàn tất đàm phán, phân giới cắm mốc trên bộ nên đây là thời điểm Trung Quốc tỏ ra cứng rắn hơn tại Biển Đông?
- Không phải. Mọi hoạt động vừa qua chỉ cho thấy Trung Quốc đang từng bước làm mọi điều vì lợi ích ích kỷ cho họ. Ngay từ giai đoạn giữa những năm 1970, khi tôi là Đại sứ tại Trung Quốc, hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán phân định cắm mốc biên giới trên bộ, vịnh Bắc bộ. Nhưng phải đến gần đây quá trình đàm phán mới hoàn tất.
- Ông nghĩ sao khi những ngày vừa qua, quan chức cũng như báo giới Trung Quốc đăng tải những thông tin rất sai lệch về sự việc tại biển Đông? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ra tuyên bố yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền và tránh tạo ra những sự cố mới?
- Tuyên bố nêu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa cho thấy họ cố tình “đổi trắng thay đen”, cố tình làm cho dư luận hiểu sai bản chất của vụ việc. Nhiều nước sẽ ủng hộ chính nghĩa của chúng ta
- Trong bối cảnh này, theo ông Việt Nam nên xử lý ra sao?
- Chính sách của chúng ta là hòa bình, xưa nay đều thế. Thời điểm này, chúng ta phải đấu tranh lý lẽ một cách quyết liệt. Họ muốn bí mật, song phương ta thì phải công bố toàn bộ các cứ liệu lịch sử cho nhân dân ta và dư luận thế giới thấy rõ ai phải ai trái. Thế giới biết và ủng hộ thì Trung Quốc không thể hung hăng được nữa.
Tôi cũng muốn nói thêm, thời đại này muốn phát động vũ lực cũng không phải dễ dàng. Ta càng đấu tranh công khai, càng quốc tế hóa thì thế của ta càng vững.
- Hiện có nhiều ý kiến lo ngại sự chia rẽ trong các nước ASEAN về vấn đề biển Đông cũng tựa như hình ảnh chia bó đũa thiếu sự kết dính. Trung Quốc có thể lợi dụng điều này để giải quyết vấn đề biển Đông theo hướng có lợi cho họ?
- Một là, nước nào cũng có lợi ích chung và riêng. Hai là, lợi ích trước tiên lúc này là lợi ích kinh tế. Điều đó là tự nhiên. Tất nhiên, về lý thuyết, thế giới là bình đẳng, nhưng trên thực tế, các nước lớn luôn dùng nhiều loại sức ép, cả chính trị, kinh tế và quân sự để áp đặt ý đồ của mình lên các nước nhỏ.
Trong bối cảnh đó, giải pháp tối ưu là phải xác định được thế mạnh của bản thân mình. Với trường hợp của ta, cần phải đẩy mạnh mặt trận ngoại giao - pháp lý, làm cho cả dân ta, dân họ và cả cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ.
Nếu ta công khai, thì dù một số nước không có quyền lợi thiết thực gắn với biển Đông, nhưng tôi chắc rằng họ sẽ lên tiếng, ủng hộ cho chính nghĩa, lẽ phải của chúng ta, của bạn bè.
- Quay trở lại thời gian ông làm đại sứ tại Trung Quốc. Theo ông, báo giới và nhân dân Trung Quốc nhìn nhận ra sao về tranh chấp tại biển Đông?
- Nhân dân Trung Quốc phần đông rất hữu nghị, trân trọng tình cảm với nhân dân ta. Ngay trong những năm 1979 – 1989, khi anh chị em tại Đại sứ quán ta tại Trung Quốc đi chợ, nhân dân Trung Quốc vẫn đối xử vẫn bình thường.
“Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền”
- Trung Quốc tuyên truyền ra sao về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông?
- Họ tuyên truyền rất mạnh, rằng biển Đông là biển Nam Sa của họ. Họ giáo dục rất sâu trong nhà trường, chiếm nhiều tiết học…
- Vậy theo ông, chúng ta làm thế nào nói cho nhân dân Trung Quốc hiểu được bản chất vấn đề?
- Ta cũng phải tuyên truyền, xuất bản văn kiện bằng tiếng Trung Quốc trên mạng và nhiều hình thức khác.
- Dĩ nhiên, việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông hiện nay rất phức tạp. Theo ông hiện có những tồn tại, trở ngại chính nào trong tiến trình giải quyết vấn đề?
- Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền.
- Thời gian vừa qua, Trung Quốc liên tục phát triển sức mạnh quân sự với tàu bay, tàu ngầm, tàu sân bay. Dư luận đặt câu hỏi, vậy đâu là sức mạnh Việt Nam?
- Nói về sức mạnh, không đơn thuần chỉ bao gồm những thứ đó. Dân tộc ta đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm lấy ít đánh nhiều, nhỏ thắng lớn. Ngoài ra còn sức mạnh thời đại, thế giới họ nhìn thấy điều đó, ta phải nói cho họ biết.
“Phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa!”
- Muốn giải quyết những trở ngại đó, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho Việt Nam?
- Phải đấu tranh lý lẽ, bằng các tư liệu, bằng báo chí trước tiên. Đưa lên Liên hiệp quốc, nói cái phi pháp của họ ra. Còn tình huống xấu hơn tôi nghĩ sẽ không xảy ra, khi cả thế giới hiểu được ta có chính nghĩa. Việc đó sẽ làm Trung quốc bớt hung hăng đi.
Đồng thời chúng ta phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa… Tôi rất buồn khi ngày nay, nhiều con trẻ thuộc sử Trung Quốc hơn cả sử ta, phim ảnh, truyền hình cũng vậy…
- Hiện có nhiều ý kiến đề nghị phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, theo ông có nên?
- Chúng ta phải tiếp tục kiên quyết đấu tranh và gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước luật Biển năm 1982. Chúng ta công khai các tài liệu để đấu tranh, cho thế giới biết thực chất vấn đề.
- Tôi không bất ngờ.
- Là người sống và làm việc 13 năm tại Bắc Kinh với cương vị Ðại Sứ đặc mệnh toàn quốc Việt Nam, có bao giờ ông được chính phủ Trung Quốc trưng ra bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ?
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. |
Tôi cũng đã nhiều lần lần tìm thư tịch của họ để tìm hiểu xem chứng cứ chủ quyền nếu có của họ về hai quần đảo này nhưng không hề có. - Vậy những dữ kiện mà họ nói do Tướng Trịnh Hòa (thời nhà Minh) thu thập được khi đến đảo Hoàng Sa thì sao?
- Tôi cam đoan đó chỉ là hàng giả! Đó chỉ là trên phim của họ, họ tả là tướng Trịnh Hòa đem thương thuyền đi xuống Ấn Độ dương. Họ lướt chỗ nọ chỗ kia coi như dò đường thôi chứ có phải đi thực hiện chủ quyền đâu. Như vậy những chứng cứ do Trịnh Hòa thu được không đủ làm căn cứ để xác định chủ quyền của họ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phải là quản lý thì mới khẳng định chủ quyền chứ. Tôi nói giả sử, đi qua nhặt được cái gì đó thì đó đâu phải là thực thi chủ quyền.
“Sự việc cắt cáp làm rơi mặt nạ hòa bình của Trung Quốc”
- Ông đánh giá gì khi Trung Quốc liên tiếp có các hành vi gây hấn, thách thức sự kiên nhẫn, lòng yêu nước, trân trọng hòa bình của người dân Việt Nam?
- Tôi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc. Đó là thời gian quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian cam go, thử thách nhất. Sỡ dĩ nói rằng không bất ngờ vì tôi ở Trung Quốc đã lâu, đã biết bản chất của Trung Quốc là bá quyền nước lớn. Tư tưởng bành trướng bá quyền nước lớn, ngàn năm cũng chưa từ bỏ.
Cho nên những việc họ làm, không chỉ tàu Bình Minh 02, Viking mà trước đây từ việc chiếm quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở quần đảo Trường Sa, bắt ngư dân, cấm ngư dân đánh cá… là biểu hiện của chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Đến sự việc này, tôi không lạ nữa.
Một lý do khác, đến thời điểm này, họ có tham vọng bá chiếm cả tài nguyên của Biển Đông, vì họ thiếu thốn, thèm khát dầu khí. Khi họ thấy ta thăm dò định khai thác, thì họ phải tìm cách cản trở.
Dù đã bị ta phản đối, nhân dân, báo chí, dư luận Việt Nam và quốc tế chỉ trích sau sự việc ngày 26/5 (tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí – PV) nhưng với tính chất ngoan cố, ngang ngạch và cậy là kẻ mạnh, họ lại tiếp tục gây ra sự việc với tàu Viking 2.
Tôi có thể kết luận, hai vụ việc xảy ra với tàu Bình Minh 02 và Viking làm rơi mặt nạ hòa bình mà Trung Quốc vẫn đeo, lộ ra nguyên hình bộ mặt bá quyền nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, nói một đằng làm một nẻo.
“Cố tình đổi trắng thay đen”
- Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng vì đã hoàn tất đàm phán, phân giới cắm mốc trên bộ nên đây là thời điểm Trung Quốc tỏ ra cứng rắn hơn tại Biển Đông?
- Không phải. Mọi hoạt động vừa qua chỉ cho thấy Trung Quốc đang từng bước làm mọi điều vì lợi ích ích kỷ cho họ. Ngay từ giai đoạn giữa những năm 1970, khi tôi là Đại sứ tại Trung Quốc, hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán phân định cắm mốc biên giới trên bộ, vịnh Bắc bộ. Nhưng phải đến gần đây quá trình đàm phán mới hoàn tất.
- Ông nghĩ sao khi những ngày vừa qua, quan chức cũng như báo giới Trung Quốc đăng tải những thông tin rất sai lệch về sự việc tại biển Đông? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ra tuyên bố yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền và tránh tạo ra những sự cố mới?
- Tuyên bố nêu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa cho thấy họ cố tình “đổi trắng thay đen”, cố tình làm cho dư luận hiểu sai bản chất của vụ việc. Nhiều nước sẽ ủng hộ chính nghĩa của chúng ta
- Trong bối cảnh này, theo ông Việt Nam nên xử lý ra sao?
- Chính sách của chúng ta là hòa bình, xưa nay đều thế. Thời điểm này, chúng ta phải đấu tranh lý lẽ một cách quyết liệt. Họ muốn bí mật, song phương ta thì phải công bố toàn bộ các cứ liệu lịch sử cho nhân dân ta và dư luận thế giới thấy rõ ai phải ai trái. Thế giới biết và ủng hộ thì Trung Quốc không thể hung hăng được nữa.
Tôi cũng muốn nói thêm, thời đại này muốn phát động vũ lực cũng không phải dễ dàng. Ta càng đấu tranh công khai, càng quốc tế hóa thì thế của ta càng vững.
- Hiện có nhiều ý kiến lo ngại sự chia rẽ trong các nước ASEAN về vấn đề biển Đông cũng tựa như hình ảnh chia bó đũa thiếu sự kết dính. Trung Quốc có thể lợi dụng điều này để giải quyết vấn đề biển Đông theo hướng có lợi cho họ?
- Một là, nước nào cũng có lợi ích chung và riêng. Hai là, lợi ích trước tiên lúc này là lợi ích kinh tế. Điều đó là tự nhiên. Tất nhiên, về lý thuyết, thế giới là bình đẳng, nhưng trên thực tế, các nước lớn luôn dùng nhiều loại sức ép, cả chính trị, kinh tế và quân sự để áp đặt ý đồ của mình lên các nước nhỏ.
Trong bối cảnh đó, giải pháp tối ưu là phải xác định được thế mạnh của bản thân mình. Với trường hợp của ta, cần phải đẩy mạnh mặt trận ngoại giao - pháp lý, làm cho cả dân ta, dân họ và cả cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ.
Nếu ta công khai, thì dù một số nước không có quyền lợi thiết thực gắn với biển Đông, nhưng tôi chắc rằng họ sẽ lên tiếng, ủng hộ cho chính nghĩa, lẽ phải của chúng ta, của bạn bè.
- Quay trở lại thời gian ông làm đại sứ tại Trung Quốc. Theo ông, báo giới và nhân dân Trung Quốc nhìn nhận ra sao về tranh chấp tại biển Đông?
- Nhân dân Trung Quốc phần đông rất hữu nghị, trân trọng tình cảm với nhân dân ta. Ngay trong những năm 1979 – 1989, khi anh chị em tại Đại sứ quán ta tại Trung Quốc đi chợ, nhân dân Trung Quốc vẫn đối xử vẫn bình thường.
“Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền”
- Trung Quốc tuyên truyền ra sao về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông?
- Họ tuyên truyền rất mạnh, rằng biển Đông là biển Nam Sa của họ. Họ giáo dục rất sâu trong nhà trường, chiếm nhiều tiết học…
- Vậy theo ông, chúng ta làm thế nào nói cho nhân dân Trung Quốc hiểu được bản chất vấn đề?
- Ta cũng phải tuyên truyền, xuất bản văn kiện bằng tiếng Trung Quốc trên mạng và nhiều hình thức khác.
- Dĩ nhiên, việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông hiện nay rất phức tạp. Theo ông hiện có những tồn tại, trở ngại chính nào trong tiến trình giải quyết vấn đề?
- Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền.
- Thời gian vừa qua, Trung Quốc liên tục phát triển sức mạnh quân sự với tàu bay, tàu ngầm, tàu sân bay. Dư luận đặt câu hỏi, vậy đâu là sức mạnh Việt Nam?
- Nói về sức mạnh, không đơn thuần chỉ bao gồm những thứ đó. Dân tộc ta đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm lấy ít đánh nhiều, nhỏ thắng lớn. Ngoài ra còn sức mạnh thời đại, thế giới họ nhìn thấy điều đó, ta phải nói cho họ biết.
“Phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa!”
- Muốn giải quyết những trở ngại đó, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho Việt Nam?
- Phải đấu tranh lý lẽ, bằng các tư liệu, bằng báo chí trước tiên. Đưa lên Liên hiệp quốc, nói cái phi pháp của họ ra. Còn tình huống xấu hơn tôi nghĩ sẽ không xảy ra, khi cả thế giới hiểu được ta có chính nghĩa. Việc đó sẽ làm Trung quốc bớt hung hăng đi.
Đồng thời chúng ta phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa… Tôi rất buồn khi ngày nay, nhiều con trẻ thuộc sử Trung Quốc hơn cả sử ta, phim ảnh, truyền hình cũng vậy…
- Hiện có nhiều ý kiến đề nghị phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, theo ông có nên?
- Chúng ta phải tiếp tục kiên quyết đấu tranh và gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước luật Biển năm 1982. Chúng ta công khai các tài liệu để đấu tranh, cho thế giới biết thực chất vấn đề.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từng giữ các chức vụ Chính Ủy Khu 1 (1947), Cục Trưởng Cục Tổ Chức Tổng Cục Chính Trị (1950); Chính Ủy Quân Khu 1 (1958), Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa (1961-1964), Ủy Viên Dự Khuyết Trung Ương Ðảng (1960-1976). |
0 nhận xét