Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc CNOOC đã khánh thành và chuẩn bị chạy thử siêu giàn khoan biển sâu mang tên CNOOC981.
Đây là giàn khoan được thiết kế cho phép khai thác dầu thô từ các vùng biển có độ sâu đến 3.000m. Sự kiện này làm tăng khả năng khai thác dầu mỏ ngoài khơi, phục vụ cho tham vọng to lớn về năng lượng của Trung Quốc.
Giàn khoan CNOOC981, có chi phí khoảng 6 tỷ Nhân dân tệ (922 triệu USD), được công ty đóng tàu nhà nước CSSC hoàn thành trong thời gian 3 năm.
CNOOC981 nặng 31.000 tấn, kích thước tương đương với một sân bóng đá. Trước đó các công ty dầu khí của Trung Quốc bị giới hạn khai thác ở độ sâu 500m.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, giàn khoan này được thử nghiệm, trước khi chính thức bắt đầu công việc khai thác dầu mỏ tại vùng biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa) vào tháng 7/2011.
Giàn khoan CNOOC981, có chi phí khoảng 6 tỷ Nhân dân tệ (922 triệu USD), được công ty đóng tàu nhà nước CSSC hoàn thành trong thời gian 3 năm.
CNOOC981 nặng 31.000 tấn, kích thước tương đương với một sân bóng đá. Trước đó các công ty dầu khí của Trung Quốc bị giới hạn khai thác ở độ sâu 500m.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, giàn khoan này được thử nghiệm, trước khi chính thức bắt đầu công việc khai thác dầu mỏ tại vùng biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa) vào tháng 7/2011.
Siêu giàn khoan CNOOC 981, một bước đi mang nhiều tham vọng to lớn. |
"Tới trước, hưởng lợi trước"
Theo báo cáo của các quan chức Trung Quốc, sự xuất hiện của giàn khoan sẽ giúp Trung Quốc thiết lập một sự hiện diện quan trọng ở vùng biển phía Nam chưa được khai thác của biển Đông.
Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và năng lượng ĐH Hạ Môn trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu rằng: “Giàn khoan CNOOC981 chắc chắn là một cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp dầu mỏ Trung Quốc. Đó là đến trước được hưởng lợi trước trong cuộc cạnh tranh về các nguồn tài nguyên không tái tạo, nên nhớ rằng, tài nguyên không phải là vô hạn. Đó là điều làm nên sự khác biệt so với các nước khác”.
Theo một báo cáo của năm 2010, hơn 180 mỏ dầu và hơn 200 mỏ khí tự nhiên đã được phát hiện tại khu vực biển Đông, phần lớn đều nằm ở độ sâu từ 500-2.000m.
Năm 2009, Trung Quốc đã khánh thành một dự án khai thác lớn nhất với độ sâu nhất trong lĩnh vực khai thác khí đốt ở mỏ Liwan 3-1, với chi phí lên đến 35 tỷ Nhân dân tệ, dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2013.
Triệu Anh, một học giả thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu rằng: “Bây giời công nghệ đã cho phép Trung Quốc khai thác các nguồn tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa”.
Giàn khoan CNOOC981 chỉ là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng trị giá 15 tỷ Nhân dân tệ để xây dựng đội tàu thăm dò và khai thác dầu khí biển sâu. Sau khi hoàn thành các giàn khoan khổng lồ, nhiều cơ sở khai thác dầu sẽ được đưa vào sử dụng.
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ đặt giàn khoan khổng lồ này ở vị trí khai thác nào, nhưng với phát biểu của ông Lin Boqiang có thể thấy, Trung Quốc đang gia tăng những nỗ lực quyết tâm thực hiện bằng được chính sách "tới trước, hưởng lợi trước".
Theo báo cáo của các quan chức Trung Quốc, sự xuất hiện của giàn khoan sẽ giúp Trung Quốc thiết lập một sự hiện diện quan trọng ở vùng biển phía Nam chưa được khai thác của biển Đông.
Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và năng lượng ĐH Hạ Môn trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu rằng: “Giàn khoan CNOOC981 chắc chắn là một cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp dầu mỏ Trung Quốc. Đó là đến trước được hưởng lợi trước trong cuộc cạnh tranh về các nguồn tài nguyên không tái tạo, nên nhớ rằng, tài nguyên không phải là vô hạn. Đó là điều làm nên sự khác biệt so với các nước khác”.
Theo một báo cáo của năm 2010, hơn 180 mỏ dầu và hơn 200 mỏ khí tự nhiên đã được phát hiện tại khu vực biển Đông, phần lớn đều nằm ở độ sâu từ 500-2.000m.
Năm 2009, Trung Quốc đã khánh thành một dự án khai thác lớn nhất với độ sâu nhất trong lĩnh vực khai thác khí đốt ở mỏ Liwan 3-1, với chi phí lên đến 35 tỷ Nhân dân tệ, dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2013.
Triệu Anh, một học giả thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu rằng: “Bây giời công nghệ đã cho phép Trung Quốc khai thác các nguồn tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa”.
Giàn khoan CNOOC981 chỉ là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng trị giá 15 tỷ Nhân dân tệ để xây dựng đội tàu thăm dò và khai thác dầu khí biển sâu. Sau khi hoàn thành các giàn khoan khổng lồ, nhiều cơ sở khai thác dầu sẽ được đưa vào sử dụng.
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ đặt giàn khoan khổng lồ này ở vị trí khai thác nào, nhưng với phát biểu của ông Lin Boqiang có thể thấy, Trung Quốc đang gia tăng những nỗ lực quyết tâm thực hiện bằng được chính sách "tới trước, hưởng lợi trước".
0 nhận xét