Tiền ở trên trời, chữ rơi xuống đất?

Tại sao Bộ GD và ĐT không thấy rằng dù có chất lượng đến đâu đi nữa thì bộ SGK chào đời năm 2015 ấy cũng sẽ chỉ là xào xáo lại bộ sách “đương nhiệm” mà thôi? Ai có thể bảo đảm hoàn toàn cho chất lượng SGK các môn KHXH không được tiếp tục viết ra theo công thức đơn điệu, một chiều, theo “con đường mòn” ấy? 

1/70 của đề án và câu chuyện triết lý giáo dục là gì?
Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo dự tính đầu tư đến 70.000.000.000.000 VNĐ để biên soạn lại sách giáo khoa (SGK) cho 3 cấp học phổ thông có thể được xếp vào loại "kỷ lục" của guiness Việt Nam(!). GS Văn Như Cương tính rằng số tiền đó đủ để xây một vạn ngôi trường hoặc tăng lương cho giáo viên 5 năm trời (mỗi năm/mỗi người/10 triệu đồng)...
Trước hết, chúng ta phải cùng nhau mặc định rằng nếu chi đúng, nếu cần thiết thì đắt mấy cũng phải "mua" cho bằng được cái ta cần. Thế nhưng, một mớ dây cà ra dây muống có giá khoảng mươi ngàn đồng mà lại bỏ ra hàng trăm ngàn để mua, thì đó là điều không thể chấp nhận được.
Do cái logic rất tự nhiên của cuộc đời trên đây, nên phải xem xét lại "đề án trên trời" theo nguyên tắc tạm tính - mà trong bài viết này tôi xin lấy môn Lịch sử (chuyên môn của người viết) để làm dẫn chứng.
Lịch sử được giảng từ lớp 4 (chung với môn địa lý) cho đến hết lớp 12 - nghĩa là 9 năm với 12 cuốn SGK (đến bậc phổ thông trung học, môn Lịch sử được chia 2 thành Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, thành ra 6+6 = 12 cuốn). Tiếp theo, ta tính rằng trung bình mỗi năm, học sinh phải học 12 môn (có thể tăng, giảm tuỳ theo từng năm) thì tổng số SGK phải biên soạn lại là 144 cuốn (tạm làm tròn số là 150 cuốn).
Nếu đọc kỹ đề án sẽ thấy rằng trong số 70 ngàn tỷ chỉ có chưa đến 1.000 tỷ là trực tiếp dành cho SGK, hơn 69.000 tỷ đồng còn lại là dùng để chi phí cho các khoản như giáo cụ trực quan, trang thiết bị thí nghiệm, tham quan, hội thảo... Chưa bao giờ trong lịch sử của các nền giáo dục trên thế giới, đề án để làm mới, làm tốt chương trình SGK mà chi phí trực tiếp cho công cuộc đó chỉ chưa bằng 1/70 của đề án!
Thử hỏi kế hoạch đó có khả thi hay không khi ta biết hàng trăm trường đại học hiện nay đang dạy chay, học chay, thiếu thốn cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy, học tập đủ đường? Tại sao không nghĩ rằng đưa các thiết bị hiện đại về các vùng sâu vùng xa - khi chưa đủ điều kiện để bảo trì, bảo dưỡng; chưa đủ hoá chất, vật liệu để tiến hành các thí nghiệm đúng như đòi hỏi phải có thì đó vừa là sự lãng phí, vừa là sự nhìn ngắn, hẹp khó hiểu.
Thiết tưởng, trong số tiền khổng lồ của đề án, sao không trích ra một nửa hay một phần để nâng cấp đồng bộ toàn bộ chương trình giáo dục? "Nâng cấp" không có nghĩa là cho cán bộ của Bộ GD-ĐT đi "tham quan hết nước này sang nước khác" mà chẳng ích lợi gì.

Ảnh: VNE
Một cựu sinh viên cho biết dù ra trường mới hơn 10 năm nhưng từ khi về làm chuyên viên cho Bộ GD và ĐT đã đi tham quan 8 nước, cả Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh..., về có tiền mua nhà 3 tỷ đồng(!) Trong khi đó, Bộ chủ quản có biết hàng ngàn giảng viên đại học cần được mở mang tầm mắt ra bên ngoài nhưng lại chưa hề được đi tham quan bất kỳ nước nào?...
Nói cho nhanh là để tranh luận với Bộ GD và ĐT về những bất cập, những phi lý đã, đang và còn sẽ diễn ra thì chẳng biết đến bao giờ mới đủ.
Tại sao Bộ GD và ĐT lại có thể nghĩ ra một đề án kỳ lạ đến thế, vung tay quá trời để tha hồ phung phí tiền thuế của dân? Và, điều không kém phần quan trọng là Bộ GD và ĐT đã trả lời đủ hay chưa câu hỏi: Muốn có SGK chất lượng tốt thì triết lý giáo dục là gì?
Liệu có phải cứ đi tham quan hết mô hình này đến mô hình giáo dục khác, ôm hàng đống SGK của hàng chục nước về rồi trộn lẫn với nhau thành một nồi canh rau tập tàng không thể nào chịu nổi? Xin nhấn mạnh là canh rau tập tàng nếu chọn đủ các loại lá thích hợp. Còn nấu canh mà bỏ vào nồi cả lá bạch đàn, phi lao, xương rồng thì ai sẽ nuốt trôi, nếu không đến lúc nào đó lại tiếp tục ...giảm tải?
Ba điều kiến nghị
Nhân đây, cũng xin kiến nghị với Bộ GD và ĐT một số điều liên quan đến SGK.
1) Cách đây 6 năm, người viết bài này đã viết loạt bài góp ý cho SGK với nhan đề chung là Lịch sử - theo trang sách học trò, đăng thành 20 số trên báo Lao Động. Tiếp đó, cũng có không ít tác giả khác viết rất nhiều bài góp ý liên tục trong mấy năm qua.
Tiếc thay, không hề có bất kỳ phản hồi, hoặc hồi âm nào từ bất kỳ nhà biên soạn SGK hay quan chức có trách nhiệm của cơ quan chủ quản. Đây là điều khó chấp nhận, vì một khi người đọc sách, hoặc hơn nữa, lại là giáo viên trong ngành thắc mắc đến như thế mà cơ quan quản lý có trách nhiệm chưa làm rõ đúng sai, thì cơ sở nào để lượng định chất lượng cao cho bộ SGK mới?
Liệu có phải cứ đi tham quan hết mô hình này đến mô hình giáo dục khác, ôm hàng đống SGK của hàng chục nước về rồi trộn lẫn với nhau thành một nồi canh rau tập tàng không thể nào chịu nổi? Xin nhấn mạnh là canh rau tập tàng nếu chọn đủ các loại lá thích hợp. Còn nấu canh mà bỏ vào nồi cả lá bạch đàn, phi lao, xương rồng thì ai sẽ nuốt trôi, nếu không đến lúc nào đó lại tiếp tục ...giảm tải
2) Về cơ bản, SGK Toán hay Hoá học, Vật lý, Sinh vật mà học sinh Hà Lan, Nhật Bản đã và đang học thì học sinh ta cũng học được. Sự khác biệt về trí não hay cách dạy là không đáng kể. Mặt khác, nền giáo dục của các nước đó đã chứng tỏ được tính vượt trội (thông qua các chỉ số phát triển về văn hoá, kinh tế, xã hội). Vậy, tại sao phải biên soạn đi biên soạn lại sách Toán, sách Hoá cho mất công, tốn tiền?
3) Lịch sử như cách viết lâu nay, luôn làm cho học sinh chán học vì nó lặp đi lặp lại, rời rạc, đơn điệu, tẻ ngắt như ngói vỡ và gạch vụn. Ai hay hội đồng nào chịu trách nhiệm để biên soạn SGK Lịch sử, phải vừa thật sự khoa học lại vừa đảm bảo tính hấp dẫn của môn học rất khô khan, khó dạy này?
Người ta tạm ước tính, chỉ riêng bộ SGK Lịch sử cho các cấp học phổ thông đã lên đến 6.000 tỷ đồng. Người viết bài này tuy khả năng không nhiều nhưng xin thử đề xuất rằng: Nếu Bộ GD và ĐT cần những GS, TS, giáo viên phổ thông tâm huyết, có trình độ để biên soạn SGK thật tốt thì số tiền bỏ ra chỉ 1% của tổng số trên cũng đã là quá nhiều, quá ngon, quá đẹp rồi.
Tại sao Bộ GD và ĐT không thấy rằng dù có chất lượng đến đâu đi nữa thì bộ SGK chào đời năm 2015 ấy cũng chỉ là xào xáo lại bộ sách "đương nhiệm" mà thôi? Ai có thể bảo đảm hoàn toàn cho chất lượng SGK các môn KHXH không được tiếp tục viết ra theo công thức đơn điệu, một chiều, theo "con đường mòn" ấy?
Nếu cứ cách làm cũng mòn nốt như tư duy giáo dục xơ cứng, bảo thủ lâu nay của ngành thì chẳng bao giờ có được một bộ SGK Lịch sử hay và đúng như mơ ước.
Nguyên tắc này và triết lý giáo dục một khi chưa có hay không thể xác định được thì 70 ngàn tỷ đồng chỉ là một tiếng thở dài xa xót mà thôi! Nói cách khác, tiền thì nhiều như sao trên trời còn chữ nghĩa, kiến thức học trò rất có thể tiếp tục... rơi xuống đất.
Tác giả: HÀ VĂN THỊNH (Tuần VN)

Tags: , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia