Hiện tại tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng được vẫn giữ vững ở mức 20.618 VND/USD. Giá USD đang tụt ở mức thấp nhất trong vòng ba tháng qua kể từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều tỷ giá để hạ nhiệt USD.
Áp lực mới từ tỉ giá
GS-TS Cao Cự Bội, chuyên gia kinh tế, cho rằng không nên để giá USD giảm sâu như hiện nay. Giảm cũng phải ở chừng mực nhất định, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. “Một khi USD liên tục giảm mạnh sẽ xảy ra nhập siêu” - ông Bội cảnh báo.
TS Phạm Đỗ Chí cho biết thêm: “Hiện nay VND tăng cao hơn không chỉ so với tỷ giá USD mà cao hơn cả so với đồng nhân dân tệ. Xin nhấn mạnh, nhập siêu của chúng ta chiếm gần 90% là từ Trung Quốc. Mới năm tháng đầu năm nhập siêu đã lên tới 6,5 tỉ USD. Cứ đà này, theo tôi đến cuối năm nhập siêu sẽ là 16 tỉ USD. Áp lực sẽ đè nặng lên cán cân thanh toán và tỷ giá sẽ bị biến động vào cuối năm nay”.
TS Nguyễn Ngọc Ảnh, Trưởng khoa Thuế-Hải quan Trường ĐH Tài chính-Marketing, cho rằng về nguyên tắc khi lạm phát tăng cao thì tiền đồng mất giá. Tuy nhiên, với nhiều sự biến động trong kinh tế như hiện nay, thị trường ngoại tệ rất khó đoán trước.
USD ở mức giá nào là hợp lý?
Theo ông Chí, tỷ giá USD nên đưa về mức 21.000 VND/USD là hợp lý nhất. “Như vậy, so với mức mà tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng hiện nay khoảng 20.600 VND/USD thì chúng ta nên có nhiều biện pháp để phải tăng đồng USD thêm 30-40 đồng nữa” - ông Chí phân tích.
Để đưa giá USD về được trạng thái cân bằng nhất, theo ông Chí, NHNN cần tiếp tục siết chặt lãi suất nhưng linh hoạt trong điều hành. Thời gian vừa qua chúng ta đưa ra nhiều giải pháp kinh tế, như đưa lãi suất đồng USD xuống thấp và đặc biệt ngày 23/5, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam đã gửi văn bản kiến nghị NHNN mạnh tay hơn nữa để hạ lãi suất tiền gửi USD xuống 0%, điều này cũng tác động mạnh đến tâm lý khiến đồng USD giảm.
“Đây là một giải pháp đúng đắn nhằm hút ngoại tệ vào ngân hàng, mặt khác nâng giá trị VND lên để người dân bán USD gửi sang tiền đồng. Nhưng theo tôi biện pháp đó trong lúc này không nên mạnh tay. Phải từ từ giảm nhẹ để đồng USD không xuống quá thấp và VND không bị đẩy lên quá cao. Nếu điều chỉnh mạnh tay sẽ mất cân đối và ảnh hưởng sâu đến nền kinh tế” - ông Chí nói.
Song đó chỉ là giải pháp tạm thời, bởi theo ông Chí biện pháp về lâu dài vẫn phải hướng đến giảm lạm phát. “Thông thường khi lạm phát tăng thì đồng tiền trong nước mất giá. Muốn giữ tiền đồng không mất giá chúng ta đã làm USD giảm như hiện nay. Vì vậy chỉ có giảm lạm phát thì tỷ giá mới đi vào ổn định vững chắc được” - ông Chí nói.
Áp lực mới từ tỉ giá
GS-TS Cao Cự Bội, chuyên gia kinh tế, cho rằng không nên để giá USD giảm sâu như hiện nay. Giảm cũng phải ở chừng mực nhất định, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. “Một khi USD liên tục giảm mạnh sẽ xảy ra nhập siêu” - ông Bội cảnh báo.
TS Phạm Đỗ Chí cho biết thêm: “Hiện nay VND tăng cao hơn không chỉ so với tỷ giá USD mà cao hơn cả so với đồng nhân dân tệ. Xin nhấn mạnh, nhập siêu của chúng ta chiếm gần 90% là từ Trung Quốc. Mới năm tháng đầu năm nhập siêu đã lên tới 6,5 tỉ USD. Cứ đà này, theo tôi đến cuối năm nhập siêu sẽ là 16 tỉ USD. Áp lực sẽ đè nặng lên cán cân thanh toán và tỷ giá sẽ bị biến động vào cuối năm nay”.
TS Nguyễn Ngọc Ảnh, Trưởng khoa Thuế-Hải quan Trường ĐH Tài chính-Marketing, cho rằng về nguyên tắc khi lạm phát tăng cao thì tiền đồng mất giá. Tuy nhiên, với nhiều sự biến động trong kinh tế như hiện nay, thị trường ngoại tệ rất khó đoán trước.
USD ở mức giá nào là hợp lý?
Theo ông Chí, tỷ giá USD nên đưa về mức 21.000 VND/USD là hợp lý nhất. “Như vậy, so với mức mà tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng hiện nay khoảng 20.600 VND/USD thì chúng ta nên có nhiều biện pháp để phải tăng đồng USD thêm 30-40 đồng nữa” - ông Chí phân tích.
Để đưa giá USD về được trạng thái cân bằng nhất, theo ông Chí, NHNN cần tiếp tục siết chặt lãi suất nhưng linh hoạt trong điều hành. Thời gian vừa qua chúng ta đưa ra nhiều giải pháp kinh tế, như đưa lãi suất đồng USD xuống thấp và đặc biệt ngày 23/5, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam đã gửi văn bản kiến nghị NHNN mạnh tay hơn nữa để hạ lãi suất tiền gửi USD xuống 0%, điều này cũng tác động mạnh đến tâm lý khiến đồng USD giảm.
“Đây là một giải pháp đúng đắn nhằm hút ngoại tệ vào ngân hàng, mặt khác nâng giá trị VND lên để người dân bán USD gửi sang tiền đồng. Nhưng theo tôi biện pháp đó trong lúc này không nên mạnh tay. Phải từ từ giảm nhẹ để đồng USD không xuống quá thấp và VND không bị đẩy lên quá cao. Nếu điều chỉnh mạnh tay sẽ mất cân đối và ảnh hưởng sâu đến nền kinh tế” - ông Chí nói.
Song đó chỉ là giải pháp tạm thời, bởi theo ông Chí biện pháp về lâu dài vẫn phải hướng đến giảm lạm phát. “Thông thường khi lạm phát tăng thì đồng tiền trong nước mất giá. Muốn giữ tiền đồng không mất giá chúng ta đã làm USD giảm như hiện nay. Vì vậy chỉ có giảm lạm phát thì tỷ giá mới đi vào ổn định vững chắc được” - ông Chí nói.
Hiệp hội Ngân hàng chưa có văn bản kiến nghị ngăn đà giảm tỷ giá USD Sáng 14/6, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa thông tin rằng Hiệp hội Ngân hàng vừa chính thức gửi văn bản kiến nghị NHNN không nên để giá USD giảm hơn nữa. Việc USD liên tục giảm giá như vậy đã kích thích nhu cầu vay USD của các doanh nghiệp, khiến tín dụng ngoại tệ tăng, trong khi tín dụng VND lại giảm… Tuy nhiên, trao đổi với báo giới, bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết hiệp hội này chưa có văn bản nào kiến nghị đến NHNN như trên. Bà Hương cho biết trong cuộc họp tại TP.HCM ngày 10/6 với NHNN, bà có nêu ra quan điểm của mình về tình hình thị trường USD hiện nay đã giảm liên tục và giảm thấp nhất so với ngày điều chỉnh tỷ giá hôm 11/2. Không nên hốt hoảng khi USD giảm Tỉ giá USD bình quân liên ngân hàng giảm nhưng chưa có gì đáng lo ngại cả. Tỷ giá chưa giảm xuống mức 20.000 VND/USD vì thế chúng ta không nên vội vàng hốt hoảng. TS VÕ CHÍ THÀNH, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Tỷ giá vẫn nằm trong vùng an toàn Theo tôi, tỷ giá USD hiện nay vẫn nằm trong sự an toàn. Giá USD tuy có giảm nhưng đây là sự biến động phù hợp. Ngày 11/2, NHNN thu hẹp biên độ cộng trừ 3% xuống cộng trừ 1%. NHNN vẫn đang điều hành theo cơ chế linh loạt của thị trường. TS TRẦN DU LỊCH, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia |
(theo Pháp luật TP.HCM)
0 nhận xét