NATO sẽ không bắt giữ Tổng thống Libya –Muanmar Gaddafi vì điều đó không thuộc thẩm quyền của tổ chức này. Đó là tuyên bố mới được người phát ngôn chính thức của NATO đưa ra hôm qua (28/6).
Người phát ngôn của NATO – ông Oana Lungescu tuyên bố: “Việc thi hành lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Libya không phải nhiệm vụ của NATO. Nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là bảo vệ dân thường Libya”.
Người phát ngôn này cho biết thêm, NATO sẽ tiếp tục gây sức ép chính trị và quân sự đối với chính quyền của Đại tá Gaddafi.
Trước đó, hôm 27/6, Tòa án Quốc tế ở Hague đã chính thức ban bố lệnh truy nã quốc tế đối Đại tá Gaddafi - chính trị gia đã cầm quyền tổng thống đất nước Bắc Phi giàu dầu mỏ - Libya trong suốt hơn 40 năm qua.
Tòa án Quốc tế khẳng định rằng họ “đã đủ cơ sở pháp lý để tin rằng” Tổng thống Gaddafi từng ra lệnh sát hại và ngược đãi dân thường. Lệnh truy nã còn được áp đặt đối với con trai của Gaddafi – Saif al-Islam cùng giám đốc cơ quan tình báo Libya Abdullah al-Sanussi.
Cùng lúc, Công tố viên Tòa án hình sự quốc tế (ICC) khẳng định, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi sẽ bị bắt sau 2-3 tháng nữa kể từ khi có lệnh bắt giữ.
Tòa án Quốc tế cũng đã đề ra hai phương án bắt giữ nhà lãnh đạo Libya. Phương án thứ nhất là chờ khi ông Gaddafi sống lưu vong tại một quốc gia thành viên tham gia Hiệp ước Rome Statute của ICC.
Tuy nhiên, Libya không phải là quốc gia tham gia ký kết hiệp ước này nên ICC không có quyền đưa lực lượng vào Libya để bắt giữ ông Gaddafi và những người cùng bị truy nã.
Phương án thứ hai, Hội đồng quốc gia lâm thời Libya sẽ trực tiếp thi hành lệnh bắt giữ.
Tuy nhiên, ngay sau khi lệnh truy nã được ban bố, chính phủ Libya đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và bác bỏ lệnh trên, cho rằng Tòa án Quốc tế không có thẩm quyền làm việc này.
Bộ trưởng Tư pháp Libya Mohamed Alghemoda nói rằng, nước này không tham gia Công ước Rome và không chấp nhận các điều khoản tham chiếu của Toà án Hình sự Quốc tế.
Ông Alghemoda cũng nói rằng nước này sẽ khởi tố NATO vì âm mưu ám sát Nhà lãnh đạo Gaddafi và gia đình ông, đồng thời mô tả hoạt động của NATO như một tội ác chiến tranh.
Người phát ngôn của NATO – ông Oana Lungescu tuyên bố: “Việc thi hành lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Libya không phải nhiệm vụ của NATO. Nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là bảo vệ dân thường Libya”.
Người phát ngôn này cho biết thêm, NATO sẽ tiếp tục gây sức ép chính trị và quân sự đối với chính quyền của Đại tá Gaddafi.
Trước đó, hôm 27/6, Tòa án Quốc tế ở Hague đã chính thức ban bố lệnh truy nã quốc tế đối Đại tá Gaddafi - chính trị gia đã cầm quyền tổng thống đất nước Bắc Phi giàu dầu mỏ - Libya trong suốt hơn 40 năm qua.
Tòa án Quốc tế khẳng định rằng họ “đã đủ cơ sở pháp lý để tin rằng” Tổng thống Gaddafi từng ra lệnh sát hại và ngược đãi dân thường. Lệnh truy nã còn được áp đặt đối với con trai của Gaddafi – Saif al-Islam cùng giám đốc cơ quan tình báo Libya Abdullah al-Sanussi.
Cùng lúc, Công tố viên Tòa án hình sự quốc tế (ICC) khẳng định, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi sẽ bị bắt sau 2-3 tháng nữa kể từ khi có lệnh bắt giữ.
Tòa án Quốc tế cũng đã đề ra hai phương án bắt giữ nhà lãnh đạo Libya. Phương án thứ nhất là chờ khi ông Gaddafi sống lưu vong tại một quốc gia thành viên tham gia Hiệp ước Rome Statute của ICC.
Tuy nhiên, Libya không phải là quốc gia tham gia ký kết hiệp ước này nên ICC không có quyền đưa lực lượng vào Libya để bắt giữ ông Gaddafi và những người cùng bị truy nã.
Phương án thứ hai, Hội đồng quốc gia lâm thời Libya sẽ trực tiếp thi hành lệnh bắt giữ.
Tuy nhiên, ngay sau khi lệnh truy nã được ban bố, chính phủ Libya đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và bác bỏ lệnh trên, cho rằng Tòa án Quốc tế không có thẩm quyền làm việc này.
Bộ trưởng Tư pháp Libya Mohamed Alghemoda nói rằng, nước này không tham gia Công ước Rome và không chấp nhận các điều khoản tham chiếu của Toà án Hình sự Quốc tế.
Ông Alghemoda cũng nói rằng nước này sẽ khởi tố NATO vì âm mưu ám sát Nhà lãnh đạo Gaddafi và gia đình ông, đồng thời mô tả hoạt động của NATO như một tội ác chiến tranh.
VnMEDIA
0 nhận xét