Điều này được nhấn mạnh trong dự thảo Nghị định Quản lý kinh doanh vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước vừa hoàn tất.
Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng được Ngân hàng Nhà nước xây dựng theo chỉ đạo Chính phủ đưa ra từ đầu năm nay. Tại Nghị quyết số 11 ban hành ngày 24/2 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.
Sau gần 20 lần dự thảo, bản cuối cùng đã được Ngân hàng Nhà nước gửi tới một số bộ, ngành, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề từ cuối tuần qua, trước khi trình Chính phủ để thông qua.
Theo dự thảo này, quyền mua bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân vẫn được thừa nhận.
Tuy nhiên, các giao dịch phải thực hiện tại ngân hàng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng.
Mua bán vàng miếng với những đối tượng không có giấy phép sẽ được coi là vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng được cho là hành vi vi phạm. Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế hiện nay, khi nhiều giao dịch giá trị lớn như nhà đất được các bên thanh toán hoặc tính theo vàng.
Phần lớn các nguyên tắc chung về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vẫn được duy trì sau nhiều lần dự thảo. Theo đó, kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động hạn chế kinh doanh. Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép theo các điều kiện nhất định, chứ không tự do như hiện nay.
Liên quan tới các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng, dự thảo trước đây quy định doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên, doanh thu tính thuế trong hai năm liên tiếp gần nhất từ 500 tỷ đồng và phải có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng từ 3 tỉnh thành trở lên.
Tuy nhiên, dự thảo cuối cùng chỉ yêu cầu chung là phải đáp ứng một số điều kiện về vốn, doanh thu và mạng lưới do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Trong thời hạn một năm kể từ khi nghị định này có hiệu lực, các đơn vị đang sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận theo quy định mới. Thời hạn với hoạt động kinh doanh vàng miếng là 3 tháng.
Hiện cả nước có gần 10.000 điểm kinh doanh vàng miếng với 8 thương hiệu vàng miếng có tên tuổi đang lưu thông trên thị trường.
Trong khi đó, sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân phải thành lập doanh nghiệp và được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Dự thảo cuối cùng đưa ra hai phương án, Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng.
Các hoạt động kinh doanh vàng khác, ngoài vàng miếng và trang sức mỹ nghệ, cũng bị hạn chế, chỉ được triển khai khi Thủ tướng cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp phép theo quy định.
Dự thảo cuối cùng đưa ra hai phương án, Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng. Trong trường hợp cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định trình tự, thủ tục, số lượng doanh nghiệp được sản xuất gia công vàng miếng trong từng thời kỳ để quản lý chặt chẽ hoạt động này.
Hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu được quy định theo hướng hạn chế xuất khẩu trong khi nhập khẩu sẽ phải tuân theo những điều kiện khắt khe. Theo đó, ngoài Ngân hàng Nhà nước, chỉ các doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng mới được cấp phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được.
Với hoạt động nhập khẩu, giấy phép chỉ được cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, doanh nghiệp đầu tư khai thác vàng ở nước ngoài có nhu cầu nhập số vàng đã khai thác về nước...
Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng được Ngân hàng Nhà nước xây dựng theo chỉ đạo Chính phủ đưa ra từ đầu năm nay. Tại Nghị quyết số 11 ban hành ngày 24/2 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.
Sau gần 20 lần dự thảo, bản cuối cùng đã được Ngân hàng Nhà nước gửi tới một số bộ, ngành, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề từ cuối tuần qua, trước khi trình Chính phủ để thông qua.
Theo dự thảo này, quyền mua bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân vẫn được thừa nhận.
Tuy nhiên, các giao dịch phải thực hiện tại ngân hàng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng.
Mua bán vàng miếng với những đối tượng không có giấy phép sẽ được coi là vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng được cho là hành vi vi phạm. Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế hiện nay, khi nhiều giao dịch giá trị lớn như nhà đất được các bên thanh toán hoặc tính theo vàng.
Phần lớn các nguyên tắc chung về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vẫn được duy trì sau nhiều lần dự thảo. Theo đó, kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động hạn chế kinh doanh. Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép theo các điều kiện nhất định, chứ không tự do như hiện nay.
Liên quan tới các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng, dự thảo trước đây quy định doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên, doanh thu tính thuế trong hai năm liên tiếp gần nhất từ 500 tỷ đồng và phải có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng từ 3 tỉnh thành trở lên.
Tuy nhiên, dự thảo cuối cùng chỉ yêu cầu chung là phải đáp ứng một số điều kiện về vốn, doanh thu và mạng lưới do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Trong thời hạn một năm kể từ khi nghị định này có hiệu lực, các đơn vị đang sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận theo quy định mới. Thời hạn với hoạt động kinh doanh vàng miếng là 3 tháng.
Hiện cả nước có gần 10.000 điểm kinh doanh vàng miếng với 8 thương hiệu vàng miếng có tên tuổi đang lưu thông trên thị trường.
Trong khi đó, sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân phải thành lập doanh nghiệp và được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Dự thảo cuối cùng đưa ra hai phương án, Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng.
Các hoạt động kinh doanh vàng khác, ngoài vàng miếng và trang sức mỹ nghệ, cũng bị hạn chế, chỉ được triển khai khi Thủ tướng cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp phép theo quy định.
Dự thảo cuối cùng đưa ra hai phương án, Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng. Trong trường hợp cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định trình tự, thủ tục, số lượng doanh nghiệp được sản xuất gia công vàng miếng trong từng thời kỳ để quản lý chặt chẽ hoạt động này.
Hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu được quy định theo hướng hạn chế xuất khẩu trong khi nhập khẩu sẽ phải tuân theo những điều kiện khắt khe. Theo đó, ngoài Ngân hàng Nhà nước, chỉ các doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng mới được cấp phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được.
Với hoạt động nhập khẩu, giấy phép chỉ được cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, doanh nghiệp đầu tư khai thác vàng ở nước ngoài có nhu cầu nhập số vàng đã khai thác về nước...
(Theo Tầm Nhìn)
0 nhận xét