ảnh minh họa: Hà Nội Mới |
Ông Đặng Văn Hướng, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh, đơn vị chấm thi cho Hà Nội, nhận xét: “Điểm của Hà Nội đẹp như mơ”. Nhưng không riêng gì Hà Nội vì còn có nhiều tỉnh, thành khác cũng có tỉ lệ tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT gần 100%.
Kỳ thi năm nay có tỉ lệ cao ngất ngưởng và tuyệt đẹp còn ở chỗ nó nằm trong một chuỗi tỉ lệ tốt nghiệp 5 năm liền, năm sau tăng cao hơn năm trước khoảng 10%. Cụ thể, tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2007 là 66,72%; năm 2008: 75,96%; năm 2009: 83,8%; năm 2010: 92,57% và năm 2011 sẽ vào khoảng 95%. Nếu vẽ thành sơ đồ, ta sẽ được đường biểu diễn là một đường thẳng đi lên liên tục, rất đẹp.
Có được tỉ lệ đẹp này trước hết phải thừa nhận sự cố gắng liên tục của học sinh, giáo viên và các bậc cha mẹ học sinh, là sự cố gắng phi thường của những học sinh khuyết tật và các bác đã có tuổi dự thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc tới 5, 6 lần để lấy bằng tốt nghiệp THPT đích thực của mình. Mặt khác, nhiều sở GD-ĐT trong mấy năm qua đã có những đổi mới về quản lý chỉ đạo.
Ông Thanh Đông, Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: “Sở GD-ĐT đã chỉ đạo sát sao các trường tổ chức việc học nghiêm túc ngay từ đầu năm học. Năm nay cũng là năm sở thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nâng cao chất lượng. Bốn năm nay tỉnh tổ chức thi tuyển vào lớp 10. Điều đó giúp học sinh có ý thức học tập hơn ngay từ THCS và chất lượng cũng khá hơn”. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Bắc Kạn cũng đã nói có kết quả tốt hơn là do có chỉ đạo 10.000 giờ phụ đạo học sinh yếu kém có kết quả.
Tuy nhiên, dư luận xã hội cũng đặt ra câu hỏi tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm nay cao như vậy nên buồn hay nên vui? Giáo sư Văn Như Cương cho biết nhiều nơi coi thi nghiêm túc nhưng không ít nơi lại “tháo khoán” và với đề năm nay, nếu chúng ta đạt khoảng 85% tỉ lệ đỗ là chuẩn. Còn nếu tỉ lệ là 90,95% hay 99% thì phải xem là một hiện tượng.
Lại còn hiện tượng biên bản của lãnh đạo sở GD-ĐT 11 tỉnh ĐBSCL họp bàn và thống nhất hướng dẫn chấm thi riêng cho khu vực này theo chiều hướng nới lỏng đang làm cho dư luận chưa tin, chưa vui với kết quả thi năm nay.
Nguyên nhân của những việc nói trên đều xuất phát từ mâu thuẫn trong cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Ngành GD-ĐT vẫn một mặt chạy theo thành tích, mặt khác lại tỏ ra thi cử nghiêm túc để trấn an dư luận nên mới dẫn đến thành tích cao mà còn nhiều lỗ hổng, chưa phản ánh đúng chất lượng giáo dục và hiệu quả của kỳ thi. Do đó, đổi mới việc thi cử đang là một vấn đề cấp bách.
Trần Nam Hà
NLĐ
TIN LIÊN QUAN:
TIÊU ĐIỂM:
>>70 ngàn tỉ cho đề án đổi mới GD: Nhiều hay ít?
>>Tiền ở trên trời, chữ rơi xuống đất?
>>[Đề án 70.000 tỷ đồng] Lấy đâu tác giả mà viết nhiều bộ sách?
>>‘Vừa lấy vợ đã tính vợ hai thì khó lắm’
>>Tranh luận nảy lửa đề án 70.000 tỷ đồng
>>[Đề án đổi mới giáo dục] Tiền không phải vỏ hến!
>>Tiền ở trên trời, chữ rơi xuống đất?
>>[Đề án 70.000 tỷ đồng] Lấy đâu tác giả mà viết nhiều bộ sách?
>>‘Vừa lấy vợ đã tính vợ hai thì khó lắm’
>>Tranh luận nảy lửa đề án 70.000 tỷ đồng
>>[Đề án đổi mới giáo dục] Tiền không phải vỏ hến!
Tags: scandal giao duc o Can Tho 2011, scandal nganh giao duc dong bang Song cuu Long 2011, be boi cham thi Tot nghiep o ĐBSCL 2011, vu cham thi TN o ĐBSCL, vu be boi cham thi Tot nghiep THPT o Can Tho 2011 (Đồng bằng SCL), binh luan ve vu be boi cham thi Tot nghiep THPT o Can Tho 2011 (Đồng bằng SCL), tin tuc ve vu be boi cham thi Tot nghiep THPT o Can Tho 2011 (Đồng bằng SCL), xu ly vu be boi cham thi Tot nghiep THPT o Can Tho 2011 (Đồng bằng SCL), scandal cham thi Tot nghiep THPT 2011 o Can Tho, scandal cham thi Tot nghiep o Can Tho 2011, nhan xet ve ket qua ky thi Tot nghiep THPT 2011, Binh luan ve ket qua ky thi TN 2011
0 nhận xét