Tình hình Biển Đông gần đây nóng lên rất nhiều với những hành động gây hấn, đe dọa vũ lực của Trung Quốc. Tình hình an ninh khu vực biển Đông trở nên vô cùng căng thẳng, khiến nhiều người đặt câu hỏi: đâu là những giải pháp để có thể đưa biển Đông trở lại sự êm ả và hòa bình như nó vốn có trước đây?
Đâu là những giải pháp để có thể đưa biển Đông trở lại sự êm ả và hòa bình như nó vốn có trước đây? |
Lợi dụng “lỗ hổng”
Tuy nhiên, Trung Quốc đã rất khôn ngoan trong việc lợi dụng những “lỗ hổng” của công pháp quốc tế nói chung, trong đó có Công ước luật biển năm 1982. Công ước luật biển quy định quyền của các quốc gia ven biển như Việt Nam được quyền thăm dò khai thác các tài nguyên sinh vật và không sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế (kéo dài 200 hải lý tính từ đường cơ sở), cũng như việc khai thác các tài nguyên không sinh vật cùng tài nguyên sinh vật định cư tại vùng đất nằm phía dưới của vùng đặc quyền kinh tế đó. Tuy nhiên, tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dưới đó, các tàu dân sự của các quốc gia khác lại được Công ước cho phép ‘quyền đi qua không gây hại”.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã rất khôn ngoan trong việc lợi dụng những “lỗ hổng” của công pháp quốc tế nói chung, trong đó có Công ước luật biển năm 1982. Công ước luật biển quy định quyền của các quốc gia ven biển như Việt Nam được quyền thăm dò khai thác các tài nguyên sinh vật và không sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế (kéo dài 200 hải lý tính từ đường cơ sở), cũng như việc khai thác các tài nguyên không sinh vật cùng tài nguyên sinh vật định cư tại vùng đất nằm phía dưới của vùng đặc quyền kinh tế đó. Tuy nhiên, tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dưới đó, các tàu dân sự của các quốc gia khác lại được Công ước cho phép ‘quyền đi qua không gây hại”.
Và vì vậy, nếu như từ năm 2009, Trung Quốc sử dụng lực lượng tàu ngư chính để “thi hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông”, thực chất là để phá hoại các tàu cá của các nước, thì đến sự kiện Bình Minh 02, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng tàu hải giám để cắt cáp, uy hiếp tàu Bình Minh 02.
Khi bị Việt Nam phản đối mạnh, Trung Quốc đã đổi “chiêu”, không sử dụng các tàu hải giám nữa mà cho các tàu cá cải trang có các tàu ngư chính đi kèm tấn công tàu Việt Nam.
Nếu Việt Nam lại phản đối, Trung Quốc sẽ bảo rằng đó là các tàu dân sự (nên có quyền đi qua không gây hại trên vùng đặc quyền kinh tế của nước khác) và hải quân Trung Quốc không đứng đằng sau các sự kiện đó. Thế nhưng, nếu các tàu Việt Nam không kiềm chế được cơn nóng giận, nổ súng vào “tàu dân sự” đó của Trung Quốc, chắc chắn hải quân Trung Quốc sẽ xuất hiện ngay.
Bế tắc về giải pháp
Hiện nay, các biện pháp giải quyết tranh chấp biển Đông đang đi vào chỗ bế tắc. Phương án thứ nhất, về mặt lý thuyết, tranh chấp tại biển Đông có thể đưa ra giải quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (theo Điều 33, Hiến chương Liên Hợp Quốc), tuy nhiên giải pháp này không khả thi bởi vì Trung Quốc – nước có liên quan đến tranh chấp lại đang giữ một ghế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, và Trung Quốc có quyền phủ quyết các quyết định của Hội đồng Bảo an nếu cảm thấy bất lợi cho họ.
Chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên đảo Nam Yết. Ảnh: Trung Kiên. |
Thực tế cho thấy, các nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp về chủ quyền tại biển Đông đều chưa đưa tới một kết quả khả quan nào. Trong đó, tồn tại một vướng mắc lớn là việc Trung Quốc luôn dùng mọi biện pháp để đưa ra lập trường yêu sách về chủ quyền của họ đối với gần 80% diện tích biển Đông, dù yêu sách này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào trong luật pháp quốc tế hiện đại cũng như theo những quy định của Công ước về Luật biển. Và thực tế, yêu sách này của Trung Quốc luôn bị quốc tế chỉ trích.
ASEAN phải đồng thuận, đoàn kết
Năm 2002, trước tình hình căng thẳng tại khu vực, sau sự kiện Trung Quốc đã dùng vũ lực để tiến chiếm Bãi Vành Khăn mà Philippines yêu sách là thuộc chủ quyền của mình, ASEAN đã làm áp lực Trung Quốc phải ký kết Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Tuy nhiên, đây chỉ là một tuyên bố mang tính chất chính trị, và không có sự ràng buộc pháp lý nên vẫn không ngăn cản được Trung Quốc có những hành động gây căng thẳng như vừa rồi.
Những nỗ lực của ASEAN trong việc kéo Trung Quốc lại bàn đàm phán để cùng ký kết một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) đến nay vẫn chưa thành. Trong đó, lập trường của Trung Quốc vẫn luôn muốn buộc các quốc gia khác phải đàm phán song phương để họ có thể dùng sức mạnh uy hiếp các quốc gia khác trong bàn đàm phán. Ngoài ra, cũng có một vấn đề nữa là các nước ASEAN với những quan điểm và lợi ích bị chia rẽ đã gần như bị mất sức mạnh trước Trung Quốc.
Để giải quyết được những vướng mắc này, đặc biệt là phía Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế liên quan, tuân thủ DOC, cũng như các nước ASEAN phải dẹp bỏ những bất đồng, đoàn kết để cùng hướng tới việc xây dựng khu vực biển Đông thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển phồn vinh.
0 nhận xét