Dự án giáo dục 70.000 tỷ đồng: Một đề án giáo dục gây "tiếng vang" về truyền thông

Một đề án "khổng lồ" như vậy, nhưng bản dự thảo đề án này được mang ra xin ý kiến giới khoa học chỉ vỏn vẹn 30 trang. Đúng là chúng ta không khỏi băn khoăn khi thấy sự đối nghịch như vậy: 70.000 tỷ đồng/ 30 trang giấy. Thực ra đây chưa thể được xem là bản dự thảo đề án mà nó chỉ là đề cương hay bản trình bày ý tưởng về đề án.

BÀI LIÊN QUAN:
>>70 ngàn tỉ cho đề án đổi mới GD: Nhiều hay ít?

>>Tiền ở trên trời, chữ rơi xuống đất?
>>[Đề án 70.000 tỷ đồng] Lấy đâu tác giả mà viết nhiều bộ sách?
>>‘Vừa lấy vợ đã tính vợ hai thì khó lắm’
>>Tranh luận nảy lửa đề án 70.000 tỷ đồng
>>[Đề án đổi mới giáo dục] Tiền không phải vỏ hến!
Những ngày đầu tháng 6/2011, những người quan tâm tới giáo dục (mà họ đông vô kể) gặp nhau ở bất kỳ đâu cũng trao đổi bàn bạc về "dự án giáo dục 70.000 tỷ". Thực hư về dự án này thế nào thì có rất ít người am tường, vì nó mới được thể hiện vẻn vẹn trên có 30 trang giấy. Điều này chứng tỏ giáo dục vẫn là "mặt trận nóng bỏng" ở Việt Nam.
Gây sốc nhưng có mục đích nghiêm túc
Thực chất, đó là đề án "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015" của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án này gây sốc vì những lý do sau: Thứ nhất, đó là số tiền dự tính chi là 70.000 tỷ đồng. Dù dân Việt Nam ta đã khá "dày dạn" với các con số hàng chục ngàn tỷ đồng sau khi làm quen với con số nợ của Vinashin trên 86.000 tỷ đồng, nhưng số tiền khái toán cho đề án giáo dục này vẫn làm nhiều người... kinh ngạc.
Thứ hai, một đề án "khổng lồ" như vậy, nhưng bản dự thảo đề án này được mang ra xin ý kiến giới khoa học chỉ vỏn vẹn 30 trang. Đúng là chúng ta không khỏi băn khoăn khi thấy sự đối nghịch như vậy: 70.000 tỷ đồng/ 30 trang giấy. Thực ra đây chưa thể được xem là bản dự thảo đề án mà nó chỉ là đề cương hay bản trình bày ý tưởng về đề án.
Thứ ba, nội dung đề án được đưa lấy ý kiến các nhà khoa học vào đầu tháng 6/2011, nghĩa là việc thực hiện chương trình đổi mới giáo dục của đề án trước diễn ra mới được 10 năm. Nhiều người sợ thay đổi liên tục, các bậc phụ huynh hoảng hồn khi nghĩ tới chuyện phải mua lại toàn bộ sách giáo khoa mới nên họ rất lo lắng.
Sau khi nội dung đề án được công bố rộng rãi trên báo chí, đã có rất nhiều người đưa ra ý kiến phê phán. Đại đa số cho rằng, đề án này thiếu cơ sở khoa học, vội vàng và lãng phí. Còn những người có trách nhiệm của Bộ GD và ĐT đã đưa ra những lời giải thích rõ ràng hơn về mục đích và thời gian thực hiện.
Tôi cho rằng mục đích của đề án là nghiêm túc và thời gian thực hiện (dự kiến năm 2017 thí điểm, năm 2019 triển khai đại trà) là phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện được đề án này, có rất nhiều việc phải làm. Trong đó có việc phải xem, tại sao ở một Bộ nhiều chữ nghĩa, mô phạm như Bộ GD và ĐT lại tung ra một bản dự thảo đề án cẩu thả tới mức làm dư luận xã hội nổi sóng.

Nhiều người hoảng hồn khi nghĩ tới chuyện phải mua lại toàn bộ sách giáo khoa. Ảnh minh họa
70.000 tỷ đồng, nhiều hay ít?
Trong một bài viết đăng trên các báo, nhà giáo Văn Như Cương đã đưa ra những "phương án" tiêu số tiền trên rất thú vị và bổ ích. Tiêu theo kiểu thầy Cương thì rõ ràng 70.000 tỷ đồng không phải là nhiều. Nhưng cách tiêu mà bản dự thảo đề án đưa ra thì thấy không thuyết phục vì không đúng mục đích và rất lãng phí.
Việc "kéo" cả xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị trường học vào dự án (mà chúng lại chiếm phần lớn tiền của dự án) có hợp lý hay không? Rồi còn có cả những danh mục tiêu tiền khá buồn cười, như việc nghiên cứu, ra văn bản thẩm định, tư cách, trình độ của những người tham gia viết sách giáo khoa: 5 tỷ đồng.
Hay phí thông tin tuyên truyền: 10 tỷ đồng... (Vấn đề giáo dục được cả nước quan tâm, không cần phải quảng cáo hay "thuê" người viết như các công ty dược bán các loại thuốc chữa đường ruột hay "bồi bổ" các cơ quan sinh dục nên không cần phải nhiều tiền như vậy cho truyền thông).
Đọc phần dự trù kinh phí của bản thảo đề án, nhiều người có cảm giác là người ta cố tình nghĩ ra đề án, nghĩ ra các danh mục để tiêu tiền. Đây chính là điều khiến nhiều người thấy bức xúc, thậm chí có người phẫn nộ. Tuy nhiên, nước ta, dân ta không tiếc tiền khi tiêu cho giáo dục đúng mục đích. Với quan niệm tiền chi cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì vậy 70 000 tỷ đồng cũng không phải là nhiều, nếu tiêu đúng chỗ, đúng cách.

GS. Văn Như Cương
Chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam cần phải đổi mới là đúng. Nhưng đổi mới như thế nào thì bản dự thảo đề án không đưa ra được một cách dứt khoát, rõ ràng.
Sau khi bị nhiều người phê phán, phản đối, chất vấn, một quan chức của Bộ GD và ĐT mới đưa ra những lời lẽ chung chung như: "Còn chương trình mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng là phải đạt các năng lực ấy... Điểm khác biệt mà chương trình mới hướng tới là cân đối, hài hòa giữa dạy chữ, dạy người và từng bước dạy nghề cho học sinh...". Và những điểm chung chung này cũng không có gì mới, vì nó có thể bắt gặp ở nhiều đề án giáo dục trước đây.
Việc nghiên cứu đưa ra được khung chương trình phù hợp cho toàn bộ chương trình phổ thông là một việc làm khó, nhất là phải xác định được liều lượng thế nào là phù hợp mục tiêu đào tạo. Rồi việc tạo ra trong chương trình "những điểm tiếp nối" để các lớp học, các cấp học liên kết "êm" và chặt chẽ với nhau cũng là việc không dễ. Nhưng tất cả những việc này không đòi hỏi nhiều tiền, chỉ đòi hỏi nỗ lực về trí tuệ.
Những việc cần làm trước đề án
Cho tới thời điểm này, chúng ta vẫn chưa có mô hình giáo dục đặc thù của Việt Nam. Xem xét kỹ những gì chúng ta đã và đang làm, thấy rõ sự vá víu, lắp ghép các mảnh nhỏ của nhiều nền giáo dục trên thế giới, trong đó có những nét của Tàu, của Nga, của Mỹ. Đây là kết quả của việc sốt ruột, học không đến nơi, đến chốn, "đứng núi này trông núi nọ"... Do vậy, dù ta đã đem cái hay của nước ngoài về Việt Nam, nhưng đã không thành cái hay của chúng ta.
Vì vậy việc cần phải làm trước khi bước vào thực hiện "Đề án 70.000 tỷ" là xác định mô hình giáo dục của Việt Nam trên cơ sở truyền thống, lịch sử, văn hóa; sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của chúng ta. Trong những năm qua, đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết và xác đáng cho giáo dục, nhưng những người có trách nhiệm của ngành đã phớt lờ. Bây giờ chính là lúc xem lại những ý kiến đó một cách có hệ thống, tiến tới xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.
Tôi cho rằng cần triệu tập Đại hội Giáo dục toàn quốc. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ là cơ quan đưa ra quyết định này. Trong kỳ họp Quốc hội sắp tới hay trong phiên họp Thường vụ Quốc hội sẽ nêu vấn đề này lên, bàn thảo và quyết định. Theo tôi, phải triệu tập Đại hội Giáo dục toàn quốc, để giải quyết được những vấn đề mà nền giáo dục nước nhà đang đặt ra hiện nay.
Tổ chức thi viết sách giáo khoa?
Dẫu sao thì phần cốt lõi của Đề án đổi mới giáo dục là xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa. Xưa đến nay ai cũng kêu sách giáo khoa dở. Nguyên nhân là vì cách tổ chức viết sách giáo khoa không minh bạch, không dân chủ, không tập trung được trí tuệ của nhiều người, vì chỉ một nhóm người được mời viết.

Vì vậy việc cần phải làm trước khi bước vào thực hiện "Đề án 70.000 tỷ" là xác định mô hình giáo dục của Việt Nam trên cơ sở truyền thống, lịch sử, văn hóa; sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của chúng ta. Trong những năm qua, đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết và xác đáng cho giáo dục, nhưng những người có trách nhiệm của ngành đã phớt lờ. Bây giờ chính là lúc xem lại những ý kiến đó một cách có hệ thống, tiến tới xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.
Nay xin được đề nghị: Tổ chức thi viết sách giáo khoa! Đề xuất này có thể là hơi lạ, nhưng không phải là không có tính khả thi. Trước hết, chúng ta cần thành lập một Ủy ban hay Hội đồng đổi mới giáo dục. Tổ chức này sẽ đưa ra những quy định, đòi hỏi chi tiết cho việc thi viết sách giáo khoa. Để có sự liên kết chặt chẽ, nên tổ chức thi theo môn học.
Cá nhân, nhóm tác giả hay tập thể trường, viện... tham gia dự thi có thể đưa ra sách giáo khoa về môn văn, toán, từ lớp 1 đến lớp 12, hoặc ít ra là cho cả một cấp học, chứ không cho từng lớp học. Điều này bảo đảm tính tổng thể và chỉnh thể của toàn bộ chương trình.
Những cái lợi của các cuộc thi rất lớn. Thứ nhất, làm cho đông đảo tầng lớp nhân dân biết tới những chủ trương, những đổi mới trong trong giáo dục. Thứ hai, tạo điều kiện cho tất cả những ai có khả năng, có tâm đều được tham gia; kích thích bộc lộ những khả năng trí tuệ và sự sáng tạo còn tiềm ẩn trong nhân dân.
Thứ ba, tập trung được ý kiến, đóng góp của đông đảo các nhà khoa học, làm cho họ thấy họ có cơ hội chứng tỏ mình, dù họ ở đâu, ở cương vị nào. Thứ tư, có khả năng thống nhất quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá trước khi nội dung của chương trình hay sách giáo khoa được công bố rộng rãi.
Thứ năm, chắc chắn sẽ tiết kiệm được kinh phí. Những người viết sách giáo khoa dự thi là tự nguyện, họ sẽ tự lo tiền cho chuyện này. Nếu ban tổ chức chỉ chấm thi, chọn ra những tác phẩm xứng đáng trao giải, chỉnh lý, bổ sung, duyệt, xác nhận để chúng thành sách giáo khoa dùng trong nhà trường.
Có thể việc tổ chức các cuộc thi cũng không tránh khỏi những khó khăn, phức tạp, nhưng nếu so sánh với cách làm cũ (thành lập hội đồng nghiên cứu và soạn thảo) thì nó có nhiều ưu điểm. Đừng lo sẽ có ít cá nhân, tập thể tham gia! Hiện nay, khi chưa có cuộc thi mà đã có những người, những nhóm miệt mài với công việc này.
Ví dụ, nhóm "Cánh buồm" của nhà giáo Phạm Toàn đã và đang hoàn thành sách giáo khoa cho nhiều môn học, nhiều lớp học. Rồi các trường lớn như Đại học Sư phạm Hà Nội, TP HCM, Đại học Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Thái Nguyên... cũng không thể đứng ngoài cuộc nếu tổ chức thi.
Với nhiều nước trên thế giới, việc thi viết sách giáo khoa là không mới, ở Việt Nam là rất mới, nhưng chẳng nhẽ chúng ta cứ hô "đổi mới" nhưng lại làm theo cách cũ!?
Hồ Bất Khuất

Tuần Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN:
Tags: de an 70000 ty dong cai cach giao duc, cai cach giao duc, de an 70000 ty dong, binh luan da chieu, tranh luan, Van Nhu Cuong, phan tich de an 70000 ty dong cai cach giao duc

Tags: , , , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia