Hai máy bay trực thăng Mi-17 mà Argentina mua của Nga sẽ được giao trong nửa cuối năm nay.
Máy bay Mi-17 |
Theo tạp chí “Seguranca & Defesa”, trực thăng sẽ được trang bị cho Bộ chỉ huy liên hiệp Nam Cực.
Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Antonio Purichelli, khẳng định việc khai thác và sử dụng máy bay trực thăng do Không quân nước này thực hiện với mục đích vụ cho các hoạt động hàng không ở Nam Cực.
Hợp đồng cung cấp hai máy bay trực thăng Mi-17 đã được không quân Argentina ký kết với Rosoboronexport vào cuối tháng 8/2010 tại Buenos Aires.
Đơn đặt hàng được thoả thuận trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vào tháng 4/2010 tại Argentina. Đây là lần đầu tiên Argentina mua trang bị kỹ thuật do Nga chế tạo.
Theo kế hoạch, máy bay sẽ được sử dụng trong lực lượng Không quân Argentina cho các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cũng như tiếp tế cho trung tâm “Marambio” ở Nam Cực của Argentina.
Tầm bay của Mi-17 là 1.240 km do đó, có thể thực hiện các chuyến bay thẳng đến Marambio từ Ushuaia.
Giá của máy bay trực thăng Mi-17 ước tính vào khoảng 27 triệu USD. Theo thông báo của các phương tiện truyền thông, thỏa thuận để mua thêm 3 – 7 trực thăng Mi-17 đang được xem xét.
Ngoài máy bay trực thăng, Argentina bày tỏ ý định mua lại một loạt các trang thiết bị quân sự của Nga, bao gồm cả máy bay, ô tô cũng như hệ thống phòng không.
Cần lưu ý rằng Nga đã một thời tham gia thị trường vũ khí tại Argentina, nhưng bị gián đoạn vì vấn đề kinh tế liên quan đến cuộc lạm phát năm 2001.
Về khối lượng đơn hàng nhập khẩu thiết bị quân sự của Argentina thua kém đáng kể so với các nước Mỹ La Tinh như Brazil, Venezuela, Chile, Colombia, Mexico, Peru và Ecuador. Nhưng chỉ số khối lượng nhập khẩu thực tế trang thiết bị quân sự của Argentina so với các nước khác trong khu vực là “chấp nhận được”.
Hầu như tất cả các loại vũ khí thông thường trong quân đội Argentina hiện đã lỗi thời. Trong bối cảnh này, Argentina là một đối tác rất hứa hẹn. Nhưng Argentina chỉ có thể bắt đầu mua hàng sau khi thanh toán đầy đủ số nợ hình thành do hậu quả của cuộc lạm phát năm 2001cũng như khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010.
Phân tích một cách toàn diện từ các yếu tố kinh tế và tình trạng hiện nay của lực lượng vũ trang Argentina cho thấy, việc mua bán các trang thiết bị quân sự của Argentina có thể bắt đầu sau 2012-2013. Công tác chuẩn bị cho tiềm năng mua sắm này phải bắt đầu ngày hôm nay, các chuyên gia Nga nhận định.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, một số quốc gia có vị trí trên thị trường vũ khí của Argentina là Israel, Ý, Mỹ, Đức, Pháp và Thụy Điển cũng như một loạt các chương trình quân sự mà Argentina đang thực hiện hoặc lập kế hoạch để hợp tác cùng với Brazil và Chile.
Ngoài ra, trong vài năm qua một chính sách tiếp thị rất năng động trong khu vực Nam Mỹ bao gồm cả Argentina của nền công nghiệp quân sự Trung Quốc cũng là một đối thủ đáng gờm.
Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Antonio Purichelli, khẳng định việc khai thác và sử dụng máy bay trực thăng do Không quân nước này thực hiện với mục đích vụ cho các hoạt động hàng không ở Nam Cực.
Hợp đồng cung cấp hai máy bay trực thăng Mi-17 đã được không quân Argentina ký kết với Rosoboronexport vào cuối tháng 8/2010 tại Buenos Aires.
Đơn đặt hàng được thoả thuận trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vào tháng 4/2010 tại Argentina. Đây là lần đầu tiên Argentina mua trang bị kỹ thuật do Nga chế tạo.
Theo kế hoạch, máy bay sẽ được sử dụng trong lực lượng Không quân Argentina cho các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cũng như tiếp tế cho trung tâm “Marambio” ở Nam Cực của Argentina.
Tầm bay của Mi-17 là 1.240 km do đó, có thể thực hiện các chuyến bay thẳng đến Marambio từ Ushuaia.
Giá của máy bay trực thăng Mi-17 ước tính vào khoảng 27 triệu USD. Theo thông báo của các phương tiện truyền thông, thỏa thuận để mua thêm 3 – 7 trực thăng Mi-17 đang được xem xét.
Ngoài máy bay trực thăng, Argentina bày tỏ ý định mua lại một loạt các trang thiết bị quân sự của Nga, bao gồm cả máy bay, ô tô cũng như hệ thống phòng không.
Cần lưu ý rằng Nga đã một thời tham gia thị trường vũ khí tại Argentina, nhưng bị gián đoạn vì vấn đề kinh tế liên quan đến cuộc lạm phát năm 2001.
Về khối lượng đơn hàng nhập khẩu thiết bị quân sự của Argentina thua kém đáng kể so với các nước Mỹ La Tinh như Brazil, Venezuela, Chile, Colombia, Mexico, Peru và Ecuador. Nhưng chỉ số khối lượng nhập khẩu thực tế trang thiết bị quân sự của Argentina so với các nước khác trong khu vực là “chấp nhận được”.
Hầu như tất cả các loại vũ khí thông thường trong quân đội Argentina hiện đã lỗi thời. Trong bối cảnh này, Argentina là một đối tác rất hứa hẹn. Nhưng Argentina chỉ có thể bắt đầu mua hàng sau khi thanh toán đầy đủ số nợ hình thành do hậu quả của cuộc lạm phát năm 2001cũng như khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010.
Phân tích một cách toàn diện từ các yếu tố kinh tế và tình trạng hiện nay của lực lượng vũ trang Argentina cho thấy, việc mua bán các trang thiết bị quân sự của Argentina có thể bắt đầu sau 2012-2013. Công tác chuẩn bị cho tiềm năng mua sắm này phải bắt đầu ngày hôm nay, các chuyên gia Nga nhận định.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, một số quốc gia có vị trí trên thị trường vũ khí của Argentina là Israel, Ý, Mỹ, Đức, Pháp và Thụy Điển cũng như một loạt các chương trình quân sự mà Argentina đang thực hiện hoặc lập kế hoạch để hợp tác cùng với Brazil và Chile.
Ngoài ra, trong vài năm qua một chính sách tiếp thị rất năng động trong khu vực Nam Mỹ bao gồm cả Argentina của nền công nghiệp quân sự Trung Quốc cũng là một đối thủ đáng gờm.
0 nhận xét